Nhìn lại sau 18 năm xây dựng đời sống văn hóa, bài 1: Tạo chuyển biến toàn diện

24/10/2018 - 07:38

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được xác định là một trong các giải pháp lớn để xây dựng và phát triển văn hóa, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đến nay, qua 18 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, Bến Tre ghi nhận kết quả ở nhiều mặt, tạo chuyển biến toàn diện trong mọi mặt đời sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương.

Ông Đặng Văn Soái thường xuyên dọn dẹp cảnh quan xung quanh nhà, góp phần giữ gìn môi trường chung trong xóm ấp sạch đẹp.  Ảnh: Thanh Đồng

Ông Đặng Văn Soái thường xuyên dọn dẹp cảnh quan xung quanh nhà, góp phần giữ gìn môi trường chung trong xóm ấp sạch đẹp.  Ảnh: Thanh Đồng

Xây dựng gia đình văn hóa

Từ năm 2000, trên địa bàn tỉnh, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Ngay từ đầu, việc xây dựng gia đình đã được chú trọng như bước đi nền tảng của phong trào TDĐKXDĐSVH và là thước đo của kết quả xây dựng đời sống văn hóa.

Chúng tôi gặp gia đình ông Đặng Văn Soái ở tổ NDTQ số 11, ấp Long Hiệp, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách là một gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, được công nhận và biểu dương cấp tỉnh, được chính quyền xã, huyện tuyên dương là gia đình hiếu học. Ông là giáo viên về hưu, đã vượt khó khăn nuôi dạy 3 con trưởng thành. Các con của ông Soái nối bước gia đình theo nghề giáo, đều học thạc sĩ, một người đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Hiện nay, gia đình ông cũng tích cực cùng địa phương tham gia xây dựng xã nông thôn mới. Ông Soái nói: “Ngày trước gia đình mình khó khăn, bây giờ khá hơn thì càng phải chăm lo, đóng góp làm các công trình chung để cộng đồng cùng hưởng lợi”. Không chỉ quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, gia đình ông Soái luôn đi đầu và vận động bà con lối xóm cùng tham gia trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cũng như các phong trào, hoạt động khác của địa phương.

Bên cạnh đó, cuộc vận độ̣ng xây dựng “Ấp, khu phố văn hóa” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã lan tỏa và gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư”. Các nội dung, chỉ tiêu đưa ra cụ thể, toàn diện hơn với nội dung trọng tâm về giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, khơi dậy quyền làm chủ, tính tự quản của cộng đồ̀ng, xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh. 

Trở lại ấp Phú Nhơn, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành - ấp văn hóa đầ̀u tiên của tỉnh đượ̣c công nhận, ông Trần Văn Hoàng - Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành kể: Để đạt ấp văn hóa cần thực hiện tốt 3 tiêu chí “cứng” của xây dựng đờ̀i sống văn hóa là gia đình hạnh phúc tiến bộ; thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Các tổ tự quản lúc đó có trung bình từ 20 - 25 hộ. Căn cứ theo các tiêu chí, tổ thực hiện chấm cờ ngược, hộ nào không đạt cờ đỏ thì xuống cờ xanh, tệ nhất là cờ vàng. Chỉ sau 1 năm rưỡi, ấp Phú Nhơn được công nhận đầu tiên, đánh dấu bước ngoặ̣t lớn của tỉnh trong phong trào TDĐKXDĐSVH.

Ông Trần Văn Hoàng nhớ lại: “Phong trào xây dựng khi đó thực chất. Vô họp tổ, người dân đấ́u tranh, chỉ ra cái sai của mỗi gia đình trong tổ để khắ́c phục như chồng bạo hành vợ, con hỗn hào. Mong muốn của hệ thống chính trị, nhân dân là địa bàn dân cư ổn định an ninh trật tự, kinh tế xã hội phát triển, nhà nhà hạnh phúc”.

Trên cao điểm phong trào xây dựng “ấp, khu phố văn hóa”, năm 2001, Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH Bến Tre đã sáng tạo, đề xuất xây dựng “xã, phường, thị trấn văn hóa” và triển khai đồ̀ng bộ trong toàn tỉnh. Danh hiệu xã văn hóa đầu tiên của tỉnh được trao cho xã An Hiệp, huyện Châu Thành, năm 2002. Với sự phát triển của phong trào, trên cơ sở hoàn thành việc xây dựng xã, thị trấn văn hóa, năm 2006, huyện Châu Thành xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án huyện đạt chuẩn văn hóa, đượ̣c tỉnh công nhận “Huyện đạt tiêu chí văn hóa giai đoạn 2006 - 2010” vào năm 2010. Đến năm 2015, 100% xã (phường, thị trấn) đạt danh hiệu xã văn hóa.

Xã văn hóa nông thôn mới, xã nông thôn mới

Ghi nhận cụ thể tại xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, một trong những xã đang có nhiều nỗ lực và chuyển biến vượt bậc để xây dựng nông thôn mới ở Chợ Lách, có thể thấy những kết quả tích cực. Đây là một trong những xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của huyện Chợ Lách. Xã đã đạt danh hiệu xã văn hóa từ năm 2008, đến nay tiếp tục nâng chất các tiêu chí văn hóa thường xuyên, gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo tiến độ của huyện Chợ Lách, xã Hòa Nghĩa phấn đấu đến năm 2019 đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Kết quả của phong trào TDĐKXDĐSVH đã tạo tiền đề quan trọng cho xã thay đổ̉i diện mạo nông thôn, hình thành nếp sống văn minh, nghĩa tình. Người dân đồng lòng, đồng thuận chung tay thực hiện nhiều công trình, phần việc chung của ấp, xã, tạo sự lan tỏa và hiệu quả tích cực. Cùng với sự sâu sát và vào cuộc quyết liệt của đảng ủy xã, chính quyền, các ngành, đoàn thể cũng như sự nhiệt tình của ban vận động các ấp, kết quả nâng chất các chỉ tiêu, nội dung trong xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn đạt những kết quả tích cực. Có thể kể đến như công trình đườ̀ng bê-tông cấp D liên tổ 13 - 14, ấp Hưng Nhơn, xã Hòa Nghĩa dài 1.680m do nhân dân 2 tổ đóng góp 100% tiền và ngày công. Câu chuyện về những ngày cả xóm cùng nhau làm đường đã trở thành điểm sáng ở vùng nông thôn đang dần lan tỏa sâu rộng và giúp chuyển đổ̉i, nâng cao nhận thức của người dân theo hướng toàn diện.

 “Cuộc sống người dân giờ đây văn minh, tiến bộ hơn, biết loại bỏ những cái xấu, lạc hậu, tình làng nghĩa xóm gắn bó, mặn mà. Buổi chiều nhàn việc, bà con thường qua nhà thăm hỏi, uống nước trà, trò chuyện với nhau. Bệnh hoạn, hữu sự thì có người tới lui, thăm nom, đỡ đần. Đời sống văn hóa của người dân nâng cao, không còn mê tín dị đoan, thông tin thời sự, báo chí cập nhật giúp bà con nâng cao dân trí”, ông Đặng Văn Soái tự hào nói.

Ghi nhận tại huyện Ba Tri cho thấy, các tổ chức đoàn, hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, gây quỹ tương trợ, khuyến học… của địa phương luôn nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của người dân. Các hoạt động về lễ hội, việc cưới, việc tang có sự thay đổi giảm bớt rườm rà, tốn kém. Người dân ý thức đến khám sức khỏe tiền hôn nhân và đăng ký kết hôn theo quy định. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số, chất lượng sống của toàn xã hội. Hơn hết thể hiện sự văn minh, tiến bộ của con người mới trong thời đại mới. Bởi sự phát triển không chỉ biểu hiện cơm ăn - áo mặc hay điện, đường, trường, trạm mà còn là sự quan tâm, đầu tư cho thế hệ tương lai.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Tri Võ Văn Lem cho biết, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhiều môn thể thao được người dân tập luyện thường xuyên. Đặc biệt, các môn thể thao dân tộc cũng được khôi phục và phát triển như: kéo co, đẩy gậy... tạo bước chuyển biến mới.

Các tiêu chí xã văn hóa luôn được kiểm tra, nâng chất thường xuyên để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và phát triển quê hương, làm độ̣ng lực để phát triển đấ́t nước. Từ năm 2011, tỉnh đã xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và xã nông thôn mới. Đến nay, tỉnh đã có 29 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 27 xã nông thôn mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có 4 vấn đề quan trọng cùng phải chú ý và xem trọng ngang nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Những giá trị văn hóa cao đẹp nhất, cốt lõi nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện. Đây cũng là mục tiêu văn hóa cao nhất là chúng ta đang hướng tới.

T. Đồng - Ph. Hân - C.Trúc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN