Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh 4.0

14/11/2018 - 07:38

BDK - Nông nghiệp tỉnh đã ứng dụng những thành tựu công nghệ ở cả 3 lĩnh vực thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Xét bình diện chung so với cả nước và trên thế giới thì hiện nay, mức độ áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh dù tiến bộ nhiều nhưng vẫn còn khiêm tốn.

Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: C.Trúc

Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: C.Trúc

Công nghệ mới trong sản xuất

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắ́c - Trung tâm Khuyến nông quốc gia, thời gian gần đây, Việt Nam đang áp dụng thành công những công nghệ mới trên nhiều lĩnh vực. Đố́i với gia súc đã ứng dụng công nghệ tinh trùng cọng rạ đông lạnh, phối giống tinh bò phân biệt giới tính, công nghệ cấy truyền phôi…

Công nghệ mới về kỹ thuật và quy trình chăn nuôi đã đượ̣c áp dụng rộng rãi, đặ̣c biệt đố́i với khu vực chăn nuôi trang trại như chăn nuôi trang trại khép kín từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, hệ thống chuồng kín, quy trình VietGAHP. Công nghệ chuồng kín đã chủ độ̣ng đượ̣c nhiệt độ̣, độ̣ ẩm trong chuồng nuôi phù hợp với sinh lý, sinh trưởng của vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Nhiều trang trại đã sử dụng hệ thống chuồng gà tự động hệ thống máng ăn, máng uống giúp tiết kiệm thức ăn, nước uống, hệ thống cào phân tự độ̣ng đưa ra nơi thu gom, máng trứng tự độ̣ng và đượ̣c dẫn truyền ra khu xếp khay. Chăn nuôi áp dụng các giải pháp sinh học thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.

Nhiều trang trại có quy mô trang trại công nghiệp đã áp dụng hệ thống làm mát. Một số trang trại bò sữa lớn đã áp dụng quy trình vắt sữa tự động. Trong quy trình khép kín này, sữa đượ̣c lọc bỏ các tạp chất và làm lạnh dưới 40C, sau đó chuyển về bồn chứa tổng của trang trại và được đưa về nhà máy chế biến. Cũng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuồng trại nuôi heo mà dù nuôi đến gần 10 ngàn con, xuất ra thị trường trên 100 ngàn tấn thịt heo hàng năm nhưng bình quân mỗi trang trại nuôi heo thông minh ở tỉnh Đồ̀ng Nai chỉ cần 13 công nhân làm việc mỗi ngày. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã từng bước phát triển các công nghệ chế biến sau chăn nuôi, công nghệ xử lý môi trường…

Ở tỉnh, những năm gần đây đã áp dụng công nghệ nuôi cấy mô để tạo ra các loại giống cây trồng (lan, chuối…) có số lượng đồ̀ng nhất, lớn, không bị nhiễm các mầm bệnh, đảm bảo chất lượng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó là các mô hình trồng rau trong nhà màng, trồng dưa lưới, ứng dụng các công nghệ tưới tự động. Người dân đã bắt đầ̀u quan tâm tới thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP, GlobalGAP để tạo ra các sản phẩm an toàn. Đến nay, các loại nông sản chủ lực của tỉnh đều có ứng dụng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn này như chôm chôm, nhãn, sầu riêng, măng cụt, dừa. Đến thời điểm này, tỉnh có 23ha có chứng nhận đối với chôm chôm, 15ha đố́i với bưởi da xanh chứng nhận GlobalGAP; 76ha bưởi da xanh, 55ha nhãn, 18ha măng cụt, 20ha chôm chôm có chứng nhận VietGAP.

Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đang áp dụng biện pháp gieo tinh nhân tạo trên bò (gieo tinh cọng rạ), đưa đượ̣c những giống từ các nước ôn đới, góp phần phát triển chất lượng đàn bò Ba Tri. Trung tâm cũng đã tiến hành nghiên cứu, làm chủ được một số quy trình như tạo ra giống cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh toàn đự̣c. Hiện nay, tỉnh đã nhân rộng mô hình tôm càng xanh toàn đực trong vườn dừa, trong ruộng lúa.

Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, hiện toàn tỉnh có trên 500ha nuôi tôm biển hai giai đoạn. So với truyền thống, hiệu quả nuôi tôm hai giai đoạn cao gấp 6 - 7 lần. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng thiết bị để đo được các chỉ tiêu cơ bản trong môi trường nước, nhiệt độ̣. Những thông tin này sẽ chuyển ngay về phần mềm điện thoại di động cho các trại để xử lý kịp thời.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn - chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khi làm nông nghiệp thông minh thì không chỉ áp dụng kỹ thuật cao mà quan trọng nhất vẫn là phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông nghiệp thông minh sẽ vận dụng, áp dụng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tạo ra sản lượng lớn hơn, chất lượng tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh hy vọng các bộ, ngành Trung ương, các viện trường phối hợp cùng tỉnh thực hiện các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững. Về phía tỉnh, sẽ tiếp tục đẩ̉y mạnh tuyên truyền để người dân thấy rõ hơn hiệu quả, vai trò của công nghệ 4.0, từng bước áp dụng có hiệu quả, làm chủ công nghệ trong sản xuất. Đồng thời, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khuyến khích người sản xuất tích tụ diện tích đất để áp dụng công nghệ, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất công nghệ cao. Đồ̀ng bộ các giải pháp về nghiên cứu thị trường, dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” - Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn cho biết.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng - Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cũng khẳng định: Để phát triển bền vững nền nông nghiệp, các địa phương cần rà soát và tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới đầu tư công và dịch vụ công theo hướng chuyển nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào đấ́t đai và lao động sang nền nông nghiệp đổi mới và sáng tạo để đón đầ̀u và nắ́m bắt được các thành tựu của nền nông nghiệp 4.0. Có chính sách thúc đẩ̉y nông nghiệp 4.0. Đặ̣c biệt, có chính sách thu hút, ưu đãi mạnh mẽ doanh nghiệp đầ̀u tư vào nông nghiệp 4.0; trong đó, tập trung thúc đẩ̉y nông nghiệp 4.0 cho kinh tế trang trại, hợp tác xã. Việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ đảm bảo phù hợp với từng địa phương, tạo ra chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững, kết hợp xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông sản chủ lực…

Hội thảo nông nghiệp thông minh 4.0

Ngày 12-11-2018, hơn 300 đại biểu là các chuyên gia, nông dân các tỉnh, thành đã tham dự hội thảo “Nông nghiệp thông minh 4.0”, do Hội Nông dân tỉnh tổ chức tại Trung tâm Thương mại triển lãm - Hội nghị Quốc tế - Việt Nam. Tham gia hội thảo có các chuyên gia nổi tiếng gồm: Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng - Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc - Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Thạc sĩ Lê Thanh Tùng - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt. Đến dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã báo cáo về xu hướng nông nghiệp 4.0 trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, canh tác lúa thông minh trong thời đại nông nghiệp 4.0, chăn nuôi thông minh và các giải pháp thủy sản thông minh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã báo cáo tiến bộ của nông nghiệp tỉnh trong ứng dụng công nghệ 4.0 thời gian qua.

Cẩm Trúc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích
  • Cánh Diều Việt bán DJI T40 chính hãng