Trường Chính trị sắp xếp, tinh gọn bộ máy

15/04/2019 - 06:44

Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Trúc Hạnh trao hoa cho các ứng viên tham gia thi tuyển chức danh Phó hiệu trưởng trường. Ảnh: Q.Hùng

Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Trúc Hạnh trao hoa cho các ứng viên tham gia thi tuyển chức danh Phó hiệu trưởng trường. Ảnh: Q.Hùng

Theo đề án, tổng biên chế của trường được giao từ năm 2019 - 2021 là 44 biên chế. Trong đó, Ban Giám hiệu gồm hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng. Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị đổi tên thành Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu, được bố trí 13 biên chế gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 7 viên chức và 3 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Chức năng, nhiệm vụ là phục vụ các hoạt động chung của nhà trường và hoạt động giảng dạy, học tập; thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ bản và quản lý tài sản của cơ quan; thực hiện công tác tổ chức cán bộ của cơ quan; công tác hành chính văn phòng, văn thư - lưu trữ; tài chính - kế toán; công tác thi đua - khen thưởng; tổ chức thông tin, khai thác thông tin lưu trữ, xử lý tư liệu; tổ chức quản lý phòng đọc, phòng truyền thống; công tác thư viện phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học được bố trí 7 biên chế gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 5 viên chức. Chức năng, nhiệm vụ là tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm; tham mưu Ban Giám hiệu thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng; chiêu sinh, duyệt sinh, tuyển sinh, thông báo nhập học, tổ chức lớp, quản lý học viên; quản lý nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; theo dõi tổng hợp giờ giảng của giảng viên trong năm; lên lịch các lớp và công tác nghiên cứu khoa học của trường.

 Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đổi tên thành Khoa Lý luận cơ sở, bố trí 7 biên chế: 1 trưởng khoa, 1 phó trưởng khoa, 5 giảng viên. Chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, quản lý và giảng dạy những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Khoa Xây dựng Đảng, bố trí 7 biên chế: 1 trưởng khoa, 1 phó trưởng khoa, 5 giảng viên. Chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, quản lý và giảng dạy những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở; nghiệp vụ công tác MTTQ và đoàn thể nhân dân ở cơ sở; tình hình, nhiệm vụ của địa phương; phối hợp thực hiện phần học đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội; phụ trách chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, MTTQ và các đoàn thể.

Khoa Nhà nước và Pháp luật, bố trí 7 biên chế: 1 trưởng khoa, 1 phó trưởng khoa, 5 giảng viên. Chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, quản lý và giảng dạy phần học: những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; phụ trách chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

Hai đơn vị giải thể là Khoa Dân vận và Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu. Các giảng viên, viên chức 2 phòng, khoa được điều động, bổ nhiệm về các khoa, phòng mới gắn với nhiệm vụ được phân công theo vị trí việc làm như đề án đã sắp xếp.

Sự sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy nhà trường như đã nêu dựa trên cơ sở triển khai thực hiện Quy định số 09-QĐi/TW ngày 11-3-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quy định số 29-QĐi/TU ngày 3-1-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh.

Thạc sĩ Nguyễn Trúc Hạnh - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cho biết: “Trước khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án này, trường đã có bước chủ động trong việc ổn định tư tưởng cán bộ, viên chức. Trong từng cuộc họp, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đều quán triệt và triển khai về tầm quan trọng của công tác cải cách tổ chức bộ máy trong nhà trường; về hiệu quả sẽ mang lại sau sắp xếp cũng như những chính sách đối với cán bộ, viên chức. Nhờ đó, từ khi sắp xếp đến nay, các đơn vị hoạt động ổn định và hiệu quả. 100% cán bộ, viên chức an tâm công tác. Đa số giảng viên đều phát huy tốt năng lực của mình, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Đăng Phong

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN