Những chiếc xuồng “bí ẩn”

06/03/2008 - 08:57

Những chiếc xuồng chèo như thế này ngày xưa đã đưa bộ đội sang sông. Ảnh: KT.

Bốn mươi năm trôi qua, có thể làm cho con người quên đi nhiều điều. Nhưng, sự kiện Xuân Mậu Thân 1968 sẽ không phai mờ đối với những người trong cuộc. Nhớ từng con người và những hành động cụ thể. Nhớ sự hy sinh dũng cảm của đồng đội và góp sức của đồng bào. Nhớ những danh hiệu chiến công và tang thương của chiến cuộc… . Khi nhắc đến chiến công, không thể quên những tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhớ những đòn bánh tét của bà con vùng giải phóng làm ấm lòng chiến sĩ và những chiếc xuồng “bí ẩn” đưa bộ đội sang sông trong thế tiến công.

Kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ở thị xã Bến Tre được cấp trên chuẩn y và Tiểu đoàn 516 – đơn vị chủ công đảm trách tiến công trên hướng chủ yếu.

Để đảm bảo tiến công bất ngờ, nhanh chóng đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu thì chỉ có con đường gần nhất là vượt sông Bến Tre, tiếp cận ngay mục tiêu hiểm yếu. Mọi công tác chuẩn bị về tham mưu – chính trị – hậu cần – kỹ thuật được tiến hành song song đáp ứng yêu cầu tác chiến. Nhưng vấn đề nan giải đặt ra là làm cách nào vượt sông để tiến công?. Nếu chuẩn bị không khéo thì sẽ bị lộ, làm hỏng cả việc lớn. Điều đó làm cho người chỉ huy tiểu đoàn quên ăn, mất ngủ để tìm biện pháp vượt sông trong lúc mọi công tác chuẩn bị phải tiến hành khẩn trương và tuyệt đối bí mật.

Nhìn vào bản đồ tác chiến thì sông Bến Tre là vật chướng ngại có lợi cho thế phòng thủ của địch và bất lợi khi ta thực hành tiến công. Nhưng khi ta khắc phục được phương tiện và có biện pháp bảo vệ vượt sông sẽ tạo bất ngờ lớn đối với địch. Còn trên thực địa thì rõ ràng phía tả ngạn sông Bến Tre vừa là “lỗ mũi” vừa là “con mắt” của địch bên hữu ngạn. Do đó chúng tăng cường kiểm soát an ninh ở hướng nam thị xã, chủ động xử lý mọi hiện tượng không bình thường. Ngoài ra, địch còn thiết lập một đồn cấp trung đội chốt đầu cầu rạch Cái Cối để vừa giữ cầu, vừa tuần tra bảo vệ hành lang phía tả ngạn.

Khi chọn hướng tiến công chủ yếu là hướng Nam, triển khai đội hình xuất phát tiến công từ phía tả ngạn đánh sang hữu ngạn sông Bến Tre thì vấn đề đặt ra là phải đủ xuồng chuyển quân vượt sông và chuẩn bị như thế nào để không lộ bí mật?. Lúc bình thường chỉ có sẵn hơn mười xuồng của dân, nhưng không có dầm chèo và ban đêm họ khóa cẩn thận bằng xích sắt. Giả sử ta “mượn không hỏi” được 10 xuồng, mỗi chiếc vận chuyển từ 7 đến 10 chiến sĩ và mỗi lượt qua lại mất khoảng 20 phút. Trong lúc đó Tiểu đoàn được tăng cường, phối thuộc có trên 500 quân thì phải mất 6 lượt vận chuyển mới hết quân và tốn thời gian ít nhất là 120 phút, như vậy còn đâu là yếu tố bất ngờ nữa?!. Thời gian ấy được ước tính trong trạng thái không có biến động đối địch dưới sông. Nhưng trong chiến trận phải tính đến yếu tố có sự can thiệp ngăn chặn của 6 giang thuy

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN