Thủ tướng: Mong có những kênh ODA mới cho Việt Nam

06/12/2007 - 14:31

Trong bối cảnh Việt Nam sắp vượt ngưỡng của một nước nghèo, tại buổi đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong khuôn khổ CG 2007, người đứng đầu Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mong các nhà tài trợ sẽ mở ra những kênh ODA mới, có quy mô lớn cho Việt Nam.

Năm 2007 được ghi nhận là năm đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2009 phấn đấu hoàn thành đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, để bước sang 2010, Việt Nam sẽ vượt ngưỡng của một nước nghèo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Ajay Chhibber tại Diễn đàn CG 2007. Ảnh Reuters.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới Ajay Chhibber cho rằng, mối quan hệ sống động giữa Việt Nam và các đối tác là nguồn sức mạnh và rất quan trọng trong tương lai. Mối quan hệ này không chỉ dựa trên chuyển giao nguồn lực tài chính, mà còn trao đổi kiến thức và ý tưởng.

"Câu chuyện phát triển của Việt Nam đã trải qua quá nhiều bất ngờ nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết đến. Bài học Việt Nam giá trị hơn nhiều cho các nước đang phát triển khác trong cuộc chiến chống đói nghèo".

Tại lễ khai mạc CG 2007, Thủ tướng đặt vấn đề, đây là thời điểm thích hợp để đặt vấn đề xa hơn, khi Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo rất lớn. Chính phủ Việt Nam xác định, ODA tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn, ngoài ODA thông thường sẽ được tăng thêm, các nhà tài trợ sẽ mở ra các kênh ODA mới, với quy mô lớn cho Việt Nam.

"Việt Nam luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và đảm bảo thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo mạnh mẽ để nâgn cao hơn nữa hiệu quả dử dụng các nguồn ODA", Thủ tướng cam kết.

Việt Nam cần xây dựng cơ cấu thể chế đủ mạnh

Trước các nhà tài trợ, người đứng đầu Chính phủ đã thừa nhận những vấn đề còn tồn tại vướng mắc của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển với thu nhập thấp và phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.

Cụ thể, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tuy còn trong tầm kiểm soát nhưng giá cả năm 2007 tăng khá cao, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Cơ sở hạ tầng phát triển còn chậm, tai nạn giao thông còn nghiêm trọng, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cải cách hành chính và chống tham nh

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN