Nhật ký một dòng sông

12/12/2008 - 09:09

Ảnh: PĐ.

Được đào từ năm 1905, sông Thom (Mỏ Cày) đã cùng lịch sử quê hương trải bao thăng trầm, mưa nắng. Thế nhưng, sức sống mãnh liệt của một dòng sông quê dừa vẫn êm đềm chảy mãi. Hôm nay, ngày 12-12-2008, chiếc cầu bắc qua sông Thom nối liền hai xã Khánh Thạnh Tân (KTT) và An Thạnh (AT) được khánh thành, đánh dấu một bước ngoặt mở ra nhiều niềm tin và hy vọng cho nhân dân ở hai bờ. Dòng sông Thom lại ghi vào nhật ký đời mình dấu ấn những niềm vui.

SÔNG THOM LẬT LẠI TRANG NHẬT KÝ

Bến Tre là một tỉnh có nhiều sông rạch nhất đồng bằng sông Cửu Long: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên…Những con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào, tạo cảnh quan và khí hậu ôn hòa. Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày có địa hình tương đối bằng phẳng, điểm xuyết bởi những cánh đồng lúa, vườn dừa và cây ăn trái. Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, Mỏ Cày còn có nhiều con sông nhỏ và vừa có chiều rộng từ 100 đến 200 mét như: sông Cái Cấm, sông Mỏ Cày, sông Thom.

Sông Thom (còn gọi kênh Mỏ Cày- Thom) được đào từ năm 1905, tạo con đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, dài 15 km. Con sông này cùng với kênh Chẹt Sậy- An Hóa làm thành con đường thủy quan trọng nối liền Mỏ Cày - Bến Tre- Tiền Giang - Trà Vinh. Mỗi dòng sông trên đất Bến Tre đều mang trong mình một tập dày lịch sử. Ngày ấy, cũng như bao dòng sông khác của xứ dừa, dòng sông Thom cũng đã từng hòa mình vào cuộc chiến đấu giành độc lập và đã không ít lần cuộn mình hứng chịu những làn mưa bom, bão đạn.

Làng nghề bên dòng sông Thom. Ảnh: PĐ.

Bác Lê Phước Hạnh - nguyên Chủ tịch UBND huyện, cựu chiến binh - kể lại: “Tôi sinh ra đã có dòng sông này.Và khi lớn lên tham gia chiến đấu, tôi cũng đã chứng kiến biết bao chuyện buồn vui gắn với dòng sông. Nhớ nhất là những năm xã Khánh Thạnh Tân (KTT) làm căn cứ tạo điều kiện đánh đồn bót ở An Thạnh (AT) (1962-1969). Địch thành lập ấp chiến lược từ AT xuống Mỏ Cày. Để phá ấp chiến lược ấy, lực lượng hỗ trợ từ KTT qua sông tìm cách phục kích, tấn công địch. Thường bộ đội qua sông vào ban đêm, khi thì đi xuồng (nếu thấy “êm”), khi thì ôm bè lá để lội qua. Có trận giặc bắn pháo dữ dội, nhiều chiến sĩ, dân công đã hy sinh trên dòng sông này. Và cũng nhờ dòng sông này, nhiều trận đánh đã thành công, thắng lớn”

Mạnh mẽ là thế, nhưng nhật ký sông Thom cũng đã có những tháng ngày biết…khóc. Đó là khi làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất chỉ xơ dừa ở Mỏ Cày phát triển mạnh. Đặc biệt ở hai xã KTT và AT (dọc

Ánh Nguyệt

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN