Nga phô trương sức mạnh tên lửa

14/02/2008 - 07:29
Tên lửa Topol M, niềm tự hào của Nga. Ảnh: globalsecurity.org.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sẽ chĩa các vũ khí tên lửa vào Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO và đồng ý tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ đặt tại Đông Âu.

 Ukraine vào tầm ngắm

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko tại Moscow hôm 12.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa khẳng định lập trường của nước này cho rằng Nga chính là mục tiêu thực sự của lá chắn tên lửa do Mỹ dựng lên tại Đông Âu chứ không phải Iran hoặc CHDCND Triều Tiên như Washington luôn đề cập đến. Mục đích thực sự của kế hoạch trên là nhằm "vô hiệu hóa sức mạnh lực lượng tên lửa hạt nhân của chúng tôi, khiến Nga phải có biện pháp trả đũa", Hãng AFP dẫn lời ông Putin. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine theo bước Ba Lan và CH Czech tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ, Tổng thống Putin đã trả lời đầy hàm ý rằng: "Thật là khủng khiếp khi nói đến, hoặc thậm chí nghĩ đến việc phải đáp trả hành động trên là Nga sẽ phải chuyển hướng các tên lửa hạt nhân vào lãnh thổ Ukraine". Đây là lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất của nhà lãnh đạo Nga từ trước đến nay đối với nỗ lực gia nhập liên minh quân sự phương Tây của nước láng giềng Ukraine. Thông điệp này cũng là lời cảnh báo cho các nước từng thuộc Hiệp ước Warsaw đã hoặc sẽ đồng ý tham gia kế hoạch tên lửa của Mỹ. Trước đó, ông Putin từng tuyên bố Nga sẽ chĩa tên lửa vào các địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và điều động tên lửa hạt nhân tại khu vực Kaliningrad tại biển Baltic nếu Washington tiếp tục triển khai kế hoạch trên. Ông Putin cũng cho hay Nga sẽ phát triển các vũ khí công nghệ cao để chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang có thể xảy ra trong tương lai.

Moscow sẵn sàng

Trong khi cực lực phản đối kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu, Nga đã có những hành động chuẩn bị cụ thể. Moscow tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường (CFE), vốn có hiệu lực vào năm 1992 nhằm hạn chế sự điều động quân đội và xe tăng gần khu vực biên giới nhạy cảm tại châu Âu. Hồi tuần rồi, John Chipman, đứng đầu Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược, cảnh báo rằng "mục tiêu kế tiếp của Moscow là Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung được áp dụng vào năm 1987". Cả hai bước đi trên cho phép Nga xây dựng một thế hệ tên lửa tầm trung mới có khả năng đánh thẳng vào bất cứ điểm nào ở châu Âu, theo Báo Telegraph. Nga cũng đã phục hồi lực lượng tuần tra trên không tầm xa trên vùng trời Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương vào ngày 17.8.2007. Đây từng là điểm đặc trưng của thời Chiến tranh lạnh và giới chức Lầu Năm Góc đang xác định xem đó có phải là dấu hiệu cho thấy Moscow đang quay lại với "tư duy Chiến tranh lạnh" hay không.

Sức mạnh tên lửa Nga

Với vị thế của Nga hiện nay, không quốc gia nào dám coi thường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hệ thống tên lửa hiện đại vô cùng đa dạng của Nga. Đầu tiên phải kể đến Kazoo KH-59, tên lửa hành trình chống tàu có tầm b

Theo Thanh Niên

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN