Nâng cao năng lực thoát nghèo bền vững từ đồng vốn nhỏ

17/08/2018 - 07:50

BDK - Phụ nữ nghèo nông thôn là chủ hộ khi lần đầu tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho hộ nghèo” sẽ bắt đầu được ghi chép sổ nhật ký chi tiêu cho hoạt động sinh kế. Với 500 ngàn đồng được cấp ban đầu, qua mỗi tháng, các chị sẽ tự rà soát danh sách chi tiêu và tính toán lại để gia giảm hay bổ sung những mục chi tiêu nào cần thiết, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động sinh kế là an toàn và có lợi nhuận sau 3 tháng/lần.

Chăm sóc đàn bò thế hệ thứ hai, thứ ba của chị Nguyễn Thị Chèo.

Chăm sóc đàn bò thế hệ thứ hai, thứ ba của chị Nguyễn Thị Chèo.

Đây là dự án do Tổ chức Seed to Table tài trợ nhằm giúp nâng cao năng lực thoát nghèo cho phụ nữ nông thôn bằ̀ng cách trao “cần câu” và tập cách cải thiện sinh kế tại mảnh đất nhà từ những đồng vốn rất nhỏ ban đầu.

Từ “ngân hàng” gà, vịt

Những xã được chọn thực hiện dự án này sẽ thành lập ban cộng đồ̀ng quản lý nguồn vốn và tham gia thực hiện tích cực các hoạt động hỗ trợ bà con trên địa bàn xã phụ trách. Thời gian qua, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại là một trong những địa phương thực hiện khá hiệu quả mô hình này, giúp nhiều chị nâng cao năng lực và đã thoát nghèo.

Chị Nguyễn Thị Chèo, sinh năm 1966, ngụ tại Thạnh Phước cho biết, năm 2011, chị đượ̣c Ban cộng đồ̀ng xã chọn, được dự án hỗ trợ 500 ngàn đồng để chị mua 20 con vịt về nuôi. Cũng từ lúc này, chị đượ̣c các thành viên trong ban tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn ghi chép vào sổ nhật ký mỗi khi mua cám, thức ăn, thuốc thú y… “Hồi đó tôi mới học đến lớp 2 rồi nghỉ, chữ xấu. Lúc đầu không biết ghi, nhưng khó thì nhờ người này người kia chỉ cho ghi riết nên quen. Mà thấy ghi chép như vầy cũng hay lắm vì tập cho mình tính toán chi phí đầu vào, biết có lời hay chưa để mình tì̀m cách làm giảm chi phí đầu vào, giúp tăng lợi nhuận nhiều hơn” - chị Chèo bộc bạch. Chị Chèo phấn khởi vì sau lần đầu nuôi thấy có lời nên đã hoàn vốn và tiếp tục nuôi.

Theo dự án, sau mỗi vòng nuôi, các chị phải chuyển đồ̀ng vốn sang cho chị em khác để những khoản vốn dù rất nhỏ nhưng có thể xoay vòng, giúp nhiều chị em được tiếp cận, cải thiện sinh kế tại nhà, từng bước thoát nghèo.

Theo Ban cộng đồng xã, thời gian đầu, ban được cấp khoảng 30 triệu đồng để thực hiện “ngân hàng” gà, vịt cho các chị. Để đảm bảo con giống tốt, ban đã kết hợp các hộ sản xuất con giống có uy tín để cung cấp giống gà, vịt cho các chị tham gia dự án. Tuy nhiên, do một, hai năm đầu, cả Ban cộng đồng và các chị tiếp cận vốn chưa có kinh nghiệm quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn nên nguồn vốn giảm do nợ xấu. Sau đó, ban củng cố, tìm giải pháp quản lý chặt chẽ hơn bằng cách yêu cầu các chị nâng cao ý thức trách nhiệm đố́i với việc duy trì nguồn vốn cho ngân hàng thông qua ký cam kết hoàn trả sau mỗi chu kỳ vay. Nhờ vậy, đến nay, ban vẫn quản lý, duy trì tốt nguồn vốn của ngân hàng với trên 20 triệu đồng.

Đến “ngân hàng” bò

Những chị tham gia dự án và có kết quả sử dụng đồng vốn tốt sẽ được Ban cộng đồng xã tiếp tục chọn để giới thiệu tiếp cận “ngân hàng” bò. Cách làm này giúp các chị chuyển đổi từ hoạt động sinh kế đơn giản đến phức tạp hơn, nâng dần cách sử dụng đồ̀ng vốn từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

“Ngân hàng” bò đượ̣c thành lập từ năm 2014, với 5 con bò đầ̀u tiên. Đến năm 2017, “ngân hàng” tiếp tục được dự án cấp 7 con. Từ 12 con ban đầu, đến nay, đã xoay vòng hỗ trợ 28 hộ. Những con bò đầu tiên được cấp là bò đã mang thai và khỏe mạnh nhằ̀m đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hộ nhận hỗ trợ bò.

Chị Nguyễn Thị Chèo cũng đã đồng hành với dự án này một cách hiệu quả. Đến nay, chị đã hoàn trả và tiếp tục chăm sóc đàn bò thế hệ thứ hai, thứ ba. Tương tự, chị Nguyễn Phương Bình là một trong những điển hình phụ nữ nghèo nông thôn có ý chí vượt khó thoát nghèo đáng khâm phục. Mặc dù bệnh nặng, sức khỏe rất kém nhưng chị đã tập sử dụng đồ̀ng vốn hiệu quả từ “ngân hàng” gà, vịt đến “ngân hàng” bò. Đến nay, chị đã hoàn trả và phát triển đàn thêm được 3 con.

Ông Phạm Thanh Sang - Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho rằ̀ng, dự án cải thiện sinh kế cho hộ nghèo dù với quy mô đồng vốn nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Hàng năm, xã có 2 - 3 hộ thoát nghèo từ dự án. Hướng tới, mặc dù dự án kết thúc nhưng nguồn vốn 22 triệu đồ̀ng của “ngân hàng” gà, vịt sẽ tiếp tục quay vòng cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo còn lại của địa phương. Tương tự “ngân hàng” bò cũng sẽ xoay vòng hỗ trợ bò cho các hộ khác. Xã hiện còn 168 hộ nghèo, 128 hộ cận nghèo.

Được biết, dự án triển khai ở các xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Châu Hưng, Phú Long, Long Hòa, Tam Hiệp và Vang Quới Đông (huyện Bình Đại); mỗi xã có thành lập ban cộng đồng. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong đầu năm 2018, huyện có 13 con bò được chuyển giao cho 13 hộ mới, nâng tổng số hộ đượ̣c thụ hưởng từ “ngân hàng” bò lên 148 con cho 148 hộ thụ hưởng. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ ống hồ chứa nước cho các hộ tham gia dự án và thiếu nước ngọt sinh hoạt.

“Mục tiêu của dự án là hỗ trợ người dân cách sử dụng đồng vốn hiệu quả từ đơn giản đến phức tạp hơn, giúp người dân nâng cao năng lực thoát nghèo qua tiếp cận các mô hình sinh kế nông thôn. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự hỗ trợ của dự án thì người dân sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian tới, xã cần lưu ý nhắc nhở thú y xã tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người dân trong việc chăm sóc đàn vật nuôi, đảm bảo sức khỏe sinh sản; giới thiệu những hộ này tiếp cận nhiều nguồn cải thiện sinh kế khác từ Đề án cải thiện sinh kế, thoát nghèo bền vững của tỉnh, từ Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, đoàn thanh niên…”. 

(Ông Châu Văn Bình - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Bài, ảnh: Mỹ An

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN