Người nữ bác sĩ đầu tiên ở Sài Gòn 101 tuổi

01/01/2008 - 14:51

Bà Henrizette Bùi- Nữ bác sĩ y khoa đầu tiên của Sài Gòn

Anh Nguyễn Ngọc Châu-Tổng giám đốc một chi nhánh ngân hàng đầu tư vào các dự án lớn ở khu vực Châu Á, đã định cư tại Pháp hơn 25 năm là một trong những người con luôn bị thôi thúc về nguồn. Anh tỏ ra rất vui khi gặp tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh và nói: “Rất cám ơn cô, tác giả của “Đêm trắng của Đức Giáo Tông”. Nhờ quyển sách của cô mà tôi biết về gia tộc của mình nhiều hơn. Cũng thật đáng tiếc vì cô không gặp được má Năm Henriette Bùi và bà Đốc phủ Vàng- những nhân chứng năm xưa. Là những người trong cuộc, tôi đoan chắc, cả hai bà má của tôi còn biết rất nhiều điều mà cô không thể biết. Ở Paris, vô tình tôi đọc được tuần báo Văn nghệ Việt Nam có đăng tải truyện viết về gia tộc của tôi. Tôi rất tự hào, rất xúc động trước chân dung của người ông, người cha, người chú khả kính của mình. Tôi đọc một mạch. Đọc xong, tôi luôn bị thôi thúc trở về Việt Nam. Vậy là tôi tìm mọi cách để trở về…”.

Đó là vào tháng 9 năm 2002. Chuyến về nguồn ấy, anh có cuộc gặp gỡ với các bậc chức sắc của Tòa thánh Bến Tre vô cùng cảm động. Anh nói: “Tôi rất tự hào là người thừa kế của dòng họ Nguyễn ngọc. Dù bận rộn với công việc quản lý, tôi vẫn dành thì giờ tìm hiểu giáo lý Đạo Cao Đài. Tôi cũng luôn giáo dục các con biết rõ nguồn cội đáng tự hào gia tộc của mình. Bên ngoại của bà nội tôi thuộc gia tộc Bùi Quang ở Mỏ Cày, nơi có đền thờ bà Từ Mẫu Lê Thị Mẫn được vua Tự Đức phong bốn chữ vàng “Hảo nghĩa khả phong”. Bà Từ Mẫu chuyên chú vào nghề nuôi tằm dệt lụa mà nuôi các con ăn học thành tài. Ba người con bà là Bùi Quang Nghi, Bùi Văn Phong và Bùi Hữu Thành đều đổ cử nhân. Khi con trai làm quan, gửi về tặng mẹ tấm lụa quý, bà Từ Mẫu đốt tấm lụa, tỏ rõ ý của mình: “Con trai làm quan lấy tiền đâu ra mua vật quý giá. Chỉ tham nhũng mới có ngân lượng mà sống xa hoa như vậy”. Ông nội tôi là Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, một bậc chức sắc lập ra Cao Đài Ban chỉnh Đạo. Ông nội thà hy sinh hai người con của mình để giữ lấy sự trong trắng cho nền Đạo, để không đi ngược lại với bàn thờ Tổ quốc. Tôi tự hào khi được chọn làm người thừa kế dòng họ Nguyễn Ngọc. Sau tôi, sẽ là các con của tôi… Điều này mang ý nghĩa rất lớn. Sợi dây thừa kế thiêng liêng nhắc nhở những người con của dòng họ Nguyễn Ngọc dù sống ở đâu, làm gì cũng phải nhớ về cội nguồn, phải nỗ lực góp phần làm sáng nền Đạo”.

Bà Henrizette Bùi (thứ hai từ phải sang) từ Pháp về Việt Nam cùng thân hữu trong chuyến du lịch Đà Lạt. Tuy ở tuổi 99, bà vẫn linh hoạt, khỏe mạnh.

Nguyễn Ngọc Châu cũng là người con trai duy nhứt của kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, nguyên Khu bộ phó khu 9. Anh nói: “Tôi là kết quả mối tình ngang trái. Năm 1943, Nhật đảo chính Pháp. Papa tôi lúc bấy giờ là kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, đang phụ trách xây dựng một công trình thủy lợi ở Sóc Trăng. Đối diện với công trình là trường dạy nữ công gia chánh. Khi Nhật bỏ bom, ông báo động cho trường nữ công xuống hầm tránh đạn. Sợ các cô bị dơ chân khi phải vượt qua chặng đường do công trình thi công còn ướt bùn sình, ông lấy chiếu lót đường cho các nữ sinh xuống hầm trú ẩn. Cảm động vì sự “ga-lăng” ấy mà Bạch Mai- hiệu trưởng trường sai cô học trò yêu của mình là Phan Ngọc H

Trầm Hương

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN