“Chúng ta phải yêu dân, kính dân”

02/04/2008 - 08:43

Ngày 17/10/1945, trong một bức thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Bác Hồ nhắc nhở: “Ngày nay, chúng ta xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì… Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.

Suy cho cùng, vấn đề mà Bác gọi là “yêu dân, kính dân”, đó là sự gần gũi nhân dân, hiểu được những nguyện vọng của nhân dân. Thấu suốt quan điểm của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã và đang phấn đấu cho một xã hội dân chủ nhân dân. Một xã hội mà chủ nhân chính là nhân dân lao động, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền…, miễn là có chung một tình yêu dựng xây đất nước. Cũng chính Bác Hồ từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Chính nhân dân mới là những người làm ra lịch sử, làm ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Khái niệm: “Người đầy tớ trung thành của nhân dân” mà Bác từng nhiều lần sử dụng, thực chất là sự đề cao vai trò của nhân dân, đưa nhân dân lên vị trí của những người chủ. Cho dù, thực tế xảy ra ở nơi này nơi khác, lúc nọ lúc kia, vẫn có những cán bộ không “yêu dân, kính dân”, tự cho mình “cao hơn” dân một bậc. Thái độ kẻ cả, lời nói hách dịch, vẻ mặt ban ơn lạnh lùng của một số cán bộ khi tiếp xúc với dân, vô hình trung đã đẩy người dân ra xa, làm cho người dân có cảm giác bị xem thường. “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”, đó là mối qua hệ nhân quả, tác động lẫn nhau, cũng như câu ca: “Có mang trao hết cho người // Mới mong nhận được ở người trái tim”. Trong khi ông chủ tịch xã A tự đặt kế hoạch cho mình mỗi tháng đi ít nhất 1 bản, thì ông chủ tịch xã B cả nhiệm kỳ công tác được dăm lần xuống bản. Một trận dịch xảy ra ở xã B, cán bộ đội phòng chống dịch của huyện hỏi xã có bao nhiêu nhân khẩu, ông chủ tịch bảo chờ cán bộ văn phòng đến mới biết. Hỏi trong xã có bao nhiêu dân tộc, ông trả lời: “Hình như là 9, mà không phải, chỉ 8 dân tộc thôi hay sao ấy, mình cũng không nắm chắc mấy”. Một chủ tịch xã như thế thì không thể nói là gần dân, lại càng không thể nói “yêu dân, kính dân” được.

Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, một thời đại bình đẳng trong quan hệ giữa người với người nói chung,

Quang Huy - Nguồn Báo ĐBP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN