Thực hiện công tác chính sách, phong trào ĐƠĐN trong 5 năm qua ở tỉnh Bến Tre đã thu được nhiều “trái ngọt”, kết quả đột phá là nhờ các mô hình, cách làm sinh động, sáng tạo, mang đậm tính xã hội hoá, huy động được sức mạnh của nhân dân, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh; vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thực tiễn. Các phong trào ĐƠĐN được các cấp, ngành, đoàn thể xem là chương trình hành động, việc làm thường xuyên của đơn vị mình.
NHÀ NHÀ, NGÀNH NGÀNH THI ĐUA LÀM VIỆC NGHĨA
Khi chúng tôi về Bến Tre thực hiện bài viết này cũng là lúc gần 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ CHQS tỉnh Bến Tre hành quân về với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến thuộc 3 huyện: Mỏ Cày, Giồng Trôm và Thạnh Phú để giúp đỡ các gia đình chính sách. Đợt hành quân về nguồn lần này kéo dài trong 20 ngày với nhiều hoạt động phong phú như: sửa sang lại nhà cửa, xây mới 9 căn nhà “Nghĩa tình đồng đội”, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, neo đơn, thương binh
nặng. Nói về những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” của Bộ CHQS tỉnh Bến Tre trong những năm qua, đồng chí Thượng tá Trương Vũ Hà, Trưởng Ban Chính sách Bộ CHQS tỉnh cho biết:
- Công tác chính sách và ĐƠĐN được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện trong thời gian qua, được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tặng bằng khen. Bộ CHQS phối hợp với các ngành liên quan xác minh, công nhận hàng chục ngàn đối tượng chính sách. Từ năm 2002 đến nay, mỗi năm Bộ CHQS vận động được gần 100 triệu đồng, phong trào ĐƠĐN đã được cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng nhiệt tình và ngày càng có sức lan toả ra toàn xã hội; xây dựng được nhiều nhà tình nghĩa, nhà “nghĩa tình đồng đội”. Năm 2007 này, kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, Bộ CHQS đã giao chỉ tiêu cụ thể cho mỗi ban CHQS cấp huyện 1 nhà tình nghĩa; mỗi cơ quan đơn vị trực thuộc xây dựng 1 nhà “nghĩa tình đồng đội”. Nguồn kinh phí đều được huy động từ đóng góp của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị và vận động các nhà hảo tâm. Ở Bến Tre, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh là một điểm sáng về công tác “ uống nước nhớ nguồn”. Đây là đơn vị có nhiều sáng kiến, cách làm hay trong công tác vận động xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. Từ năm 2002 đến nay, Hội phụ nữ phát động phong trào có ý nghĩa như: cán bộ, hội viên tiết kiệm mỗi ngày 200 đồng và từ đó huy động được 2,5 tỷ đồng, xây dựng được 400 căn nhà tình thương, 5 căn nhà tình nghĩa; vận động kinh phí tổ chức cho 89 mẹ Việt Nam anh hùng được ra thăm thủ đô Hà Nội, được viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; phụng dưỡng 60 mẹ VNAH; xóa đói giảm nghèo cho gần 2.000 đối tượng chính sách; chăm sóc thương binh nặng…Chị Huỳnh Thị Thuỳ Giao, Trưởng ban Gia đình- xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre nói: - Là phụ nữ nên chúng tôi hiểu sự hy sinh mất mát của của những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là rất lớn, không gì có thể bù đắp được. Chính vì vậy, cán bộ và hội viên trong Hội đều dành tình cảm đặc biệt