 |
Cầu vượt cho người đi bộ đầu tiên |
Ðể thực hiện được mục tiêu kiềm chế việc gia tăng, chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhưng trước hết là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể.
Xin giới thiệu trích lược bài viết của ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, về vấn đề này.
Trong những năm qua, mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để phòng ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông, nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng có những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông trong thời gian gần đây vẫn tiếp tục tăng cao và ngày càng nghiêm trọng, gây ra những thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội.
Ðể thực hiện được mục tiêu kiềm chế việc gia tăng, chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhưng trước hết là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện một số chủ trương mang tính cơ bản lâu dài và cấp bách sau:
Một là,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ và nhân dân khi tham gia giao thông. Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến các tầng lớp nhân dân, từng khu dân cư, từng cơ quan, đơn vị, từng gia đình và mỗi người dân. Ðồng thời tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông", coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục công tác này.
Hai là, khẩn trương hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và chiến lược, chính sách phát triển phương tiện giao thông vận tải. Trong đó, chú ý đáp ứng nhu cầu hợp lý về phương tiện giao thông cá nhân của các tầng lớp nhân dân. Ở các đô thị lớn, phải có kế hoạch khẩn trương xây dựng hệ thống đường hầm, cầu vượt... để giải quyết ùn tắc giao thông. Từ nay trở đi, khi phê duyệt quy hoạch đô thị, khu dân cư phải bảo đảm diện tích đất dành cho giao thông.
Ba là, kiên quyết thiết lập ngay trật tự, kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. Các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng cảnh sát giao thông phải tăng cường trách nhiệm cao h