“Liệu pháp” của ông Hồ Cẩm Đào

20/10/2007 - 21:36

Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

“Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền trung ương đã quyết định chọn việc xây dựng một xã hội hài hòa là nhiệm vụ tối quan trọng...”.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã loan báo như trên khi khai giảng khóa huấn luyện bảy ngày tại Trường Đảng trung ương hôm 17-2-2005 (Xinhuanet, 27-2-2005). Từ đó, “hài hòa” trở thành từ ngữ thịnh hành nhất trong ngôn ngữ chính trị Trung Quốc hiện đại. Tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc tuần này, từ ngữ này lại được nhắc đến bên cạnh các từ khác như “xã hội thịnh vượng”, “cách nhìn khoa học”... Xã hội hài hòa trong bối cảnh phát triển từ nay đến năm 2020 của Trung Quốc cụ thể là gì?

Từ ngàn xưa, người Trung Quốc đã quan niệm sống hài hòa, cân bằng rồi. Cân bằng giữa âm và dương, ngay trong kinh mạch, huyệt đạo mỗi người. Cân bằng giữa người với người, giữa người với trời và đất... Từ trong y học và dưỡng sinh, đến kiến trúc và phong thủy. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ chính là hài hòa trong một trật tự cân bằng, bằng không sẽ là cái chết, sự suy vong, sự hủy diệt.

Bất thông tất thống!

“Các vấn đề cùng những mâu thuẫn mà Trung Quốc sẽ đối diện trong thập niên tới có thể sẽ còn phức tạp và gai góc hơn nhiều” (Hồ Cẩm Đào, Trường Đảng trung ương 17-2-2005).

Ông Hồ Cẩm Đào đã nói như thế cách đây hai năm tám tháng. Mâu thuẫn tức là không thông giữa hai bên hay nhiều bên. Trung y gọi là bất thông và dạy rằng: bất thông tất thống. Cơ thể người ta phải cân bằng, bằng không kinh mạch sẽ bế, nghẹt, không thông được, mà không thông sinh đau ốm. Tây y cũng đồng ý với Trung y ít nhất ở cái khoản tuần hoàn. Trung y thì đả thông kinh mạch. Tây y nhắm vào cái cục huyết khối, lọc bớt cholesterol xấu, gây giãn mạch, can thiệp thông mạch. Anh nào cũng chủ trương “thông” cả. Thông, bất thống!

Xã hội cũng thế. Khi quan hệ cứ từ tỉnh “xuống” huyện, huyện “xuống” xã, xã “xuống” cơ sở, “xuống” đến tận đáy là dân thì đó là một quan hệ đóng, bất thông, bế tắc.

Theo Tuổi Trẻ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN