“Nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn” – tư duy, phong cách, tư tưởng đạo đức HỒ CHÍ MINH

05/09/2008 - 13:46

Nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn là đặc điểm nổi trội trong tư duy và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực đạo đức cũng như trong sinh hoạt đời sống xã hội, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mỗi người, nó có tác dụng thuyết phục và ảnh hưởng đối với người khác.

Nếu nói nhiều, làm ít, hoặc nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì giá trị đạo đức đó bị xem thường, thiếu niềm tin. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục cho mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều này một cách nghiêm túc và đẩy đủ nhất.

Trong giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Người nói: Nếu cán bộ, đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí thì khác nào “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm được cách mạng; đối với cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, Người dạy “quân lệnh như sơn” nghĩa là lệnh cấp trên đã ra thì vô luận thế nào cũng phải thi hành; trong gia đình lời nói, việc làm mẫu mực của cha mẹ có ảnh hưởng giáo dục rất quan trọng đối với các con, của anh chị đối với các em; trong nhà trường là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể đó là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội đó là tấm gương của người này đối với người khác, v.v... Sinh thời, Người thường phê phán những cán bộ, đảng viên nói một đàng, nhưng làm một nẻo, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, thậm chí nói suông mà không làm. Người nêu kinh nghiệm trong sử dụng cán bộ: “những người hay khoe khoang công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, tránh việc lớn, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích, ghen tị với người khác, tự tâng bốc mình, ... những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải là cán bộ tốt”. Theo Người, lời nói đi đôi với việc làm, học đi đôi với hành là phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Nó thể hiện lòng trung thực, ngay thẳng, thật thà trong công việc. Người cho rằng, một cán bộ, đảng viên tốt, khi được giao việc thì phải làm đến nơi đến chốn, tìm mọi cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; tuyệt đối không được “đánh trống bỏ dùi”, nếu thấy công việc quá sức mình thì phải thỉnh thị báo cáo kịp thời để cấp trên phân công cho người khác. Người rất quý trọng những cán bộ, đảng viên có tinh thần thái độ làm việc tận tâm tận lực, ngay thẳng, nói đi liền với làm, nói ít làm nhiều, cầu thị, không khoe khoang, dấu dốt, không che dấu khuyết điểm, không chọn việc dễ, tránh việc khó, bất kỳ trong hoàn cảnh nào, lòng dạ không thay đổi. Những cán bộ như thế theo Người dù trong công tác họ có kém một chút nhưng cũng là cán bộ tốt cần được khuyến khích sử dụng...

Học tập tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 năm đổi mới, với quan điểm lãnh đạo và đường lối đúng đắn, sáng tạo, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng và Nhà nước đã tạo được bước đột phá về phát triển kinh tế – xã hội, đất nước đang trên đường thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và ngày một nâng cao. S

Nguồn ĐCSVN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích