Mỹ có thể trừng phạt giới chức Trung Quốc vì những yêu sách phi pháp ở Biển Đông

16/07/2020 - 19:56

Giới chức ngoại giao cấp cao Mỹ cho biết Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể áp các đòn trừng phạt nhằm vào các hành động của giới chức Trung Quốc tại khu vực Biển Đông có tranh chấp.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell. Ảnh: The Straits Times

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell. Ảnh: The Straits Times

Theo hãng tin CNBC, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C tổ chức, khi được hỏi liệu Mỹ có tính tới việc dùng các biện pháp trừng phạt nhằm kiềm chế Trung Quốc hay không, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell cho hay: “Không lại trừ điều gì. Có khả năng đó và đây là một cách biểu đạt Trung Quốc hiểu rõ, hành động có thể lý giải và xác thực… Bắc Kinh ngày càng muốn đòi hỏi các yêu sách, ép buộc và kiểm soát”.

Quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm Mỹ can dự vào khu vực này đơn giản là muốn thực thi luật pháp hiện nay.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Stilwell đưa ra bình luận trên một ngày sau khi Error! Hyperlink reference not valid., trong đó bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông, đồng thời chỉ trích “chiến dịch hăm dọa của Trung Quốc” ở vùng biển này.

Trong tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra năm 2009; bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư chính của Việt Nam. Mỹ cũng không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp ở quần đảo Trường Sa.

Tuyên bố nêu rõ mọi hành động của Trung Quốc nhằm quấy nhiễu hoạt động đánh bắt cá hay khai thác dầu mỏ của các nước khác tại các vùng biển này, hoặc tiến hành các hành động như vậy một cách đơn phương, đều bất hợp pháp.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn: “Mỹ đấu tranh cho một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay, chúng tôi tăng cường chính sách của Mỹ tại một khu vực quan trọng, hay xung đột – Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố rõ ràng: các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên ở ngoài khơi tại phần lớn Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, cũng như là chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên ấy.

Tại Biển Đông, chúng tôi nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định, đảm bảo sự tự do của các vùng biển theo hướng phù hợp với luật pháp quốc tế; duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi âm mưu sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và kiên định với các đối tác và đồng minh của Mỹ, những người lâu nay ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Mỹ sát cánh cùng các đối tác và đồng minh Đông Nam Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền hạn của các nước và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ sự tự do của vùng biển này, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi nỗ lực áp đặt “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc khu vực rộng hơn”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Ngày 15-7-2020, liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.

Nguồn: Báo Tin tức

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN