10 sự kiện đối ngoại nổi bật của Việt Nam năm 2007

29/12/2007 - 03:57

Hôm qua (28/12), Bộ Ngoại giao đã công bố 10 sự kiện đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong năm 2007, đáng chú ý là sự kiện cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành công của bầu cử Quốc hội khoá XII; Việt Nam được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009…

1. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành công của bầu cử Quốc hội khoá XII và bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trong Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chính phủ mới nêu cao quyết tâm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, tiến cùng thời đại và sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước được triển khai rộng khắp, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là các đối tác quan trọng, và các khu vực lên tầm cao mới. Trong đó nổi bật nhất là các chuyến thăm thành công của Lãnh đạo cấp cao đến Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước ASEAN, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, các nước Mỹ Latinh…

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Nhật hoàng Akihito trong chuyến thăm Nhật Bản (Ảnh AP)
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Nhật hoàng Akihito trong chuyến thăm Nhật Bản (Ảnh AP)

3. Một năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), ODA và xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần lượt là 20,3 tỷ USD, 5,4 tỷ USD và 48 tỷ USD.

4. Việt Nam được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu cao, thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.

Các đoàn chúc mừng Việt Nam sau khi có kết quả bỏ phiếu: 183/190 nước bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực HĐBA (Ảnh VNN)
Các đoàn chúc mừng Việt Nam sau khi được 183/190 nước bầu làm Uỷ viên không thường trực HĐBA (Ảnh VNN)

5. Lãnh đạo Việt Nam và các nước thành viên ASEAN thông qua Hiến chương ASEAN, một mốc lịch sử trong tiến trình phát triển của ASEAN, góp phần đưa Hiệp hội trở thành một tổ chức liên chính phủ ở khu vực, có tư cách pháp nhân, hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn, đoàn kết, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

6. Việt Nam ký với Liên Hợp Quốc Kế hoạch hành động chung giai đoạn từ nay đến 2010, là trụ cột của sáng kiến “Một Liên Hợp quốc” tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Liên Hợp quốc ký một bản kế hoạch chung ở cấp Quốc gia.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN