 |
Ông Trần Thế Vượng - Ảnh: K.H. |
“Có nhiều vấn đề cử tri bức xúc nên nhất thiết Quốc hội phải lựa chọn vấn đề giám sát dựa trên ý kiến, nguyện vọng, đòi hỏi của người dân”.
Ông TRẦN THẾ VƯỢNG - ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội - nhấn mạnh như vậy với Tuổi Trẻ trước khi Quốc hội bước vào tuần làm việc xây dựng chương trình giám sát năm 2008 và chất vấn các thành viên Chính phủ. Ông nói:
- Theo qui định của Luật hoạt động giám sát Quốc hội, kỳ họp cuối năm Quốc hội sẽ quyết định chương trình giám sát của năm tới và chất vấn các thành viên Chính phủ.
Hiện nay nhân dân, cử tri đặt ra nhiều vấn đề nhưng thời gian của Quốc hội có hạn, mỗi năm Quốc hội tiến hành hai kỳ họp, mỗi kỳ kéo dài khoảng một tháng. Vì vậy, chương trình kỳ họp nói chung và chương trình giám sát tối cao tại kỳ họp nói riêng phải được lựa chọn. Tại tuần làm việc này, Quốc hội sẽ cân nhắc xem năm 2008 nên đi vào giám sát những vấn đề nào. Theo tôi, nhất thiết phải lựa chọn những vấn đề bức xúc nhân dân đặt ra, căn cứ trước hết từ yêu cầu của người dân, dựa trên ý kiến, nguyện vọng, đòi hỏi của người dân.
* Thời gian có hạn mà vấn đề bức xúc thì nhiều. Vậy Quốc hội làm thế nào để giám sát được hết?
- Ngoài hoạt động giám sát của Quốc hội, chúng ta còn nhiều hình thức giám sát khác nữa. Bản thân Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là một chủ thể tiến hành giám sát. Sau kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để quyết định chương trình giám sát của mình, và năm tới sẽ cố gắng thực hiện chất vấn tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mỗi tháng ủy ban Thường vụ Quốc hội họp một lần, tất nhiên không phải phiên họp nào cũng thực hiện chất vấn nhưng có thể có một vài phiên họp sẽ tính đến chương trình này.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có thể giám sát một số chuyên đề riêng. Rồi Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cũng sẽ có chương trình giám sát riêng. Các đoàn đại biểu Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội cũng có nhiệm vụ giám sát của mình. Các hoạt động giám sát đó sẽ hợp thành hoạt động giám sát chung của Quốc hội. Vì thế tôi tin hoạt động giám sát trong năm tới sẽ được quan tâm.
* Ông đánh giá thế nào về hiệu quả giám sát của Quốc hội?
- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, khóa XI đều đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội chưa cao, chưa được như chúng ta mong muốn.
Sở dĩ thời gian qua giám sát chưa hiệu quả là do quĩ thời gian không nhiều nhưng lại đặt ra nhiều chuyên đề giám sát nên dàn trải, phân tán. Cho nên năm tới mỗi kỳ họp chỉ có một chuyên đề giám sát thôi. Đó là giải pháp để nâng chất lượng giám sát. Đã giám sát thì phải nói được đúng xem về lĩnh vực giám sát có chỗ nào chưa chấp hành pháp luật,