35 năm thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Bến Tre

29/05/2014 - 17:05
Các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành KH&CN nhận kỷ niệm chương.

 

Sau 35 năm hình thành và phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu phấn khởi. Đặc biệt, trên lĩnh vực nghiên cứu, đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới, ứng dụng có hiệu quả trong đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

 

Đổi mới từ khâu quản lý

Xác định công tác quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành KH&CN, lãnh đạo Sở tập trung gắn hoạt động của ngành với quản lý kinh tế - xã hội, hướng tới doanh nghiệp và thị trường. Từ đó, có những chuyển biến tích cực trong việc tập hợp mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động KH&CN.

Trong thời gian qua, quan điểm đổi mới của Sở KH&CN là tập trung đổi mới tư duy, công tác kế hoạch, chính sách đầu tư và chế độ hỗ trợ doanh nghiệp cũng như quản lý KH&CN địa phương, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao, và sự thống nhất của 79 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Sở xem việc đổi mới công nghệ là tâm điểm của đổi mới chất lượng KH&CN cũng như cho cả tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương. Trong 5 năm, từ 1986-1990, Sở thực hiện 3 chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm: chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp toàn diện và cây lúa cao sản trên đất ruộng Bến Tre, chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật tận dụng hợp lý đất vườn dừa để phát triển cây, con kinh tế và chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng.

Tính từ năm 2003 đến nay, thông qua các chợ công nghệ và thiết bị, Sở đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được chào bán hàng chục sản phẩm và hợp đồng mua bán được ký kết. Đến nay, Sở đã kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN tại 9 huyện, thành phố. Trong 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm quản lý và triển khai thực hiện khoảng 15-20 đề tài, dự án KH&CN. Các nhiệm vụ KH&CN được triển khai ở địa phương đã bám sát nhu cầu thực tiễn, phát huy thế mạnh và tiềm năng của các vùng; phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế toàn tỉnh, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội người dân trong tỉnh.

Những thành tựu đáng ghi nhận

Thành tựu lớn nhất Sở KH&CN mang lại là những kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực trong đời sống và sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội. Có nhiều nghiên cứu, khảo nghiệm, bình tuyển nhóm cây ăn trái đầu dòng có chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, đã đưa công nghệ sản xuất giống cây có múi sạch bệnh, kỹ thuật chiết, ghép, giâm cành và các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây ăn trái trên cây: xoài, sầu riêng, măng cụt, nhãn tiêu da bò. Từ đó, góp phần tăng năng suất từ 2 đến 4 lần.

Ngoài ra, Sở còn xây dựng mô hình và quy trình canh tác sầu riêng có tỷ lệ sượng trái thấp, đưa các mô hình chứng nhận GlobalGAP cho sản phẩm chôm chôm (Chợ Lách) và bưởi da xanh (TP. Bến Tre). Hệ thống quản lý chất lượng UTZ certified cho cây ca cao đã góp phần quan trọng giúp các vườn ca cao đạt năng suất, sản lượng cao và mở ra hướng đi mới ổn định cho khả năng phát triển cây ca cao trong thời gian tới. Thông qua các nghiên cứu, Sở ứng dụng và đưa vào sử dụng mô hình luân canh, thâm canh tổng hợp trên cây lúa. Khảo nghiệm, bình tuyển, du nhập xác định cơ cấu giống mía mới, năng suất chữ đường cao, đạt bình quân 120 tấn/năm. Ứng dụng thành công mô hình ong ký sinh phòng trị bọ cánh cứng hại cây dừa đạt hiệu quả trên 90% diện tích trồng dừa.

Song song đó, có những nghiên cứu, triển khai làm chủ được công nghệ sản xuất giống thủy sản bằng phương pháp nhân tạo. Hoàn thiện các quy trình nuôi vỗ cho sinh sản và ương nuôi các loài cá nước ngọt: cá rô, bống tượng, sặc rằn, cá lóc… Một trong những ghi nhận trong lĩnh vực nông nghiệp là việc nghiên cứu, điều tra, xác định nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết; đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục về kỹ thuật và quản lý góp phần ổn định, phát triển nghề nuôi nghêu, sò trong tỉnh.

Không chỉ ngừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp, các nghiên cứu KH&CN còn hoàn thiện thiết bị công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy; cải tiến thiết bị chế biến kẹo dừa, thiết bị ép dầu dừa; hoàn thiện quy trình nâng cao hiệu suất ủ lên men sản xuất thạch dừa; đồng thời tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới có giá trị tăng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: thạch dừa, cơm dừa nạo sấy, sản phẩm tân dược, phân vi sinh từ hạt nhãn… Các thành viên nghiên cứu khoa học đã đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà công sở, cơ sở chế biến ngành dừa góp phần tiết kiệm 10%-15% năng lượng cho sản xuất. Riêng lĩnh vực công nghệ thông tin, có 16 trạm thông tin KH&CN được xây dựng phục vụ cộng đồng cho các xã nông thôn mới. Và còn nhiều thành tựu về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, khoa học nhân văn. Từ những thành tựu vượt bậc của Sở KH&CN và những ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần nâng caoÕchỉ sốÕnăng lực cạnh tranhÕcấp tỉnh.ÕNăm 2013, Bến Tre được xếp hạng 6/63 tỉnh, thành do Phòng Thương mạiÕvà Công nghiệpÕViệt Nam công bố.

 

Bài, ảnh: Phan Hân

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích