|
Đua xe gắn máy chậm - hoạt động thể thao mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10, do Hội LHPN tỉnh tổ chức. |
Dì ghẻ đánh và cắt gân tay con chồng (Phú Hưng, Thị xã); vợ không đáp ứng yêu cầu về tình dục nên bị chồng hành hạ suốt trên 20 năm (Long Định, Bình Đại), bị chồng đánh đập thường xuyên, trong một lần bị rượt đuổi, người vợ vì tự vệ đã đâm chết chồng mình (Lương Phú, Giồng Trôm)… Đây chỉ là những điển hình trong số rất nhiều vụ bạo lực gia đình diễn ra ở khắp các địa phương. Từ nông thôn đến thành thị, người ít học cho đến trí thức đều có xảy ra bạo lực gia đình...
Theo thống kê, từ năm 2003-2005, trong số 1.353 vụ bạo lực gia đình có 58,6% là bạo lực về thể xác, bạo lực về tình cảm, tinh thần là 26,2%, bạo lực về kinh tế như đập phá đồ đạc, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm soát, tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác (13,5%), bạo lực tình dục (1,6%). Hầu hết nạn nhân của các vụ bạo lực là phụ nữ: người vợ (73%), trẻ em, con cháu trong gia đình (11,8%), người cao tuổi (7%) và đối tượng khác (7,1%). So sánh với thời gian trước đó, qui mô và hình thức bạo lực đều tăng. Chỉ tính riêng về số vụ bạo lực xảy ra trong năm 2005 tăng 55% so năm 2003. Các nghiên cứu mẫu do Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên và của Vụ Gia đình thực hiện tại Bến Tre năm 2006-2007 cho thấy tình trạng bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức. Đối tượng bị bạo lực phần lớn là phụ nữ. Người gây bạo lực chủ yếu là nam giới, tuổi từ 25 đến 45, không có việc làm, thường xuyên cờ bạc, rượu chè.
Các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của nạn bạo lực là bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về quyền lực, sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nhận thức của người dân (người gây ra bạo lực và bị bạo lực) về bạo lực gia đình còn hạn chế; các thành viên thiếu các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết phù hợp khi trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột. Ngoài ra, tình trạng cờ bạc, rượu chè, đời sống khó khăn, thiếu việc làm, kết hôn sớm, ép hôn, ngoại tình cũng là những yếu tố góp phần dẫn đến bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình xét về mặt xã hội là vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, bị xã hội lên án; về mặt pháp lý là những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều người cho rằng chuyện hục hặc giữa những thành viên trong gia đình là chuyện của riêng gia đình họ. Nạn nhân của hầu hết những vụ bạo lực gia đình là phụ nữ và đa số họ thường là nhẫn nhịn cho đến khi bị láng giềng, cơ quan chức năng phát hiện hoặc có khi là sự phản kháng kiểu “tức nước vỡ bờ” thì sự việc mới vỡ lẽ. Mặt khác, trong một số vụ việc, nạn nhân - người vợ không muốn đem vụ việc ra giải quyết. Bởi nếu xử lý theo pháp luật (xử phạt hành chính) thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, kinh tế chung của gia đình. Hay họ muốn chịu đựng một mình vì con cái, vì sĩ diện…
Với mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng chống bạo lực trong gia đình và phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xóa