Đó là kết quả thống kê sơ bộ thiệt hại về người tính đến 22 giờ ngày 1/11 trong trận mưa lũ lịch sử chưa từng thấy suốt 1/4 thế kỷ qua.
Cụ thể, mưa lũ lớn kéo dài từ 3 ngày nay, TP Hà Nội có 17 người chết và mất tích, Hà Tĩnh 17 người, Hòa Bình 2 người, Bắc Giang 3 người, Ninh Bình 1 người, Vĩnh Phúc 1 người, Nghệ An 2 người, Thái Nguyên 2 người, Quảng Bình 1 người, Phú Thọ 1 người.
Thành phố Hà Nội là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ. Mưa lớn đã gây ngập úng, sự cố tại nhiều trạm biến thế và đường dây (trạm Ba La, Đồng Bông, Cầu Diễn, Mễ Trì), gây mất điện nhiều khu vực đến nay vẫn chưa khắc phục được, gây nhiều khó khăn cho việc bơm tiêu chống úng, điều hành chỉ đạo chống úng và sinh hoạt của nhân dân. Mưa to khiến 12.951 hộ dân bị ngập nhà cửa. Chính quyền các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Long Biên, Ứng Hòa đã khẩn trương tổ chức sơ tán 1.468 hộ dân. Diện tích cây trồng vụ đông úng ngập khả năng không còn cho thu hoạch lên đến 50.627,7 ha. Diện tích thủy sản bị ngập khoảng 9.000 ha. Ước tính ban đầu, tổng giá trị thiệt hại do trận mưa lớn này đã lên đến khoảng 3.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm này mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do mưa lũ gây ra nhưng toàn bộ diện tích cây vụ đông của tỉnh Hà Nam khoảng 18.000ha đã bị mất trắng. Mặc dù các công ty thuỷ đông đã huy động tối đa lực lượng nhưng do mưa lớn kéo dài nên toàn bộ diện tích đã ngập sâu trong nước và nhanh cũng phải 3 ngày nữa mới có thể bơm được hết nước ra khỏi những diện tích đã gieo trồng. Do vậy, những diện tích đã gieo trồng không còn khả năng cứu do bị ngập sâu trong nước lâu ngày. Mặt khác, hiện nay cũng đã hết khung thời vụ có thể gieo trồng lại cây vụ đông, thiệt hại là khá lớn đối với bà con nông dân địa phương. Theo thống kê trong diện tích cây vụ đông bị thiệt hại có khoảng 12.000 ha đậu tương, 4000 ha ngô, 1000 ha dưa, bí và 1000 ha các loại cây khác.
Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… đều có nhiều nhà cửa bị ngập chìm trong nước do mưa lũ, hàng chục nghìn ha cây màu vụ đông bi hư hại, thiệt hại rất lớn.
Các địa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với mưa, lũ để đảm bảo tiêu thoát nước và chống úng cho cây vụ đông. Hiện nay, các tỉnh, thành phố đã cử các đoàn công tác trực tiếp xuống địa bàn, cùng với cơ sở chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa, lũ.
Hà Nam: Xuất hiện một số điểm đùn sủi và sạt lở trên tuyến đê sông Đáy, sông Nhuệ
Sáng 2/11, ông Lê Văn Tân, Phó Chủ tịch UB