Ai được, ai mất ở Bali

16/12/2007 - 17:12

Hội nghị Bali mở ra những tia hy vọng mới.

Gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ từ chối tham gia Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cộng đồng quốc tế đã đạt được một thoả thuận mới gọi là Lộ trình Bali. Thế nhưng Lộ trình này cũng chưa thể mỹ mãn như trông đợi.

Cũng như các Hội nghị quốc tế về môi trường trước đây, Mỹ luôn là nước đưa ra các vấn đề tâm điểm các tranh bàn cãi trên bàn Hội nghị. Mỹ cũng là nước phát triển duy nhất không tham gia Nghị định thư Kyoto. Tại Bali lần này trong khi đa số các bên tham gia đều nhất trí đến năm 2020, các nước phát triển phải cắt giảm 25-40% lượng khí thải gây hiệu ứng so với mức của năm 1990 thì Mỹ lại không muốn đưa ra một quota cắt giảm cụ thể nào.

Hội nghị Bali phải kéo dài đàm phán đến nửa đêm 14/12, trong khi dự kiến kết thúc trong ngày. Đây là một tiền lệ chưa từng có đối với các Hội nghị về Môi trường.

Lộ trình Bali đạt được trong sự cam go vào phút chót khi Mỹ phải chấp thuận yêu cầu đàm phán để đưa ra mức cắt giảm khí thải cụ thể trước sức ép của cộng đồng quốc tế từ các nước đang phát triển như Ấn Độ, Papua New Guinea, đến các nước phát triển như Úc, Nga và Canada. Chỉ riêng trường hợp của Nhật là đang lưỡng lự, nước này không hẳn là "đồng minh 2 tuần", nhưng cũng chẳng hẳn là đối đầu Mỹ trong vấn đề cắt giảm khí thải thời gian đàm phán ở Bali.

Trưởng phái đoàn đàm phán Mỹ tại Bali Paula Dobiansky nói: "Chúng tôi đã lắng nghe rất tường tận ý kiến của các đồng nghiệp có mặt ở đây trong suốt hai tuần qua, và đặc biệt là những gì được đúc kết lại trong căn phòng này ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ hưởng ứng và tham gia các cuộc đàm phán". Phát biểu của ông Dobiansky không chỉ làm tất cả những người có mặt trong khán phòng thở phào nhẹ nhõm, mà còn mở ra cho thế giới những tia hy vọng mới. Bởi sự hợp tác của Mỹ trong vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính là điều cộng đồng quốc tế chờ đợi từ lâu...

Tuy nhiên, cũng không vì thế mà vội nói Bali đã thành công hoàn toàn như những gì người ta kỳ vọng.

Những vấn đề đạt được

Lộ trình Bali mới chỉ là "bước khởi đầu của sự khởi đầu". Trước hết, các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm tới và kết thúc vào năm 2009, muộn nhất cũng chỉ có thể đến năm 2012, năm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực phải giải quyết được vấn đề đâu là trách nhiệm của các nước giàu trong việc hạn chế sự nóng lên của trái đất. Đây cũng là vấn đề nan giải nhất mà Thý ký điều hành Hiệp định khung về biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc Yvo de Boer gọi là "Bứ tường Berlin của biến đổi khí hậu".

Thực tế này đòi hỏi trách nhiệm của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bởi có một nghịch lý là các nước phát triển vốn có mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất lại đang "lờ" đi trách nhiệm cắt giảm. Trong khi, các nước đang phát tr

Theo VnMedia

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN