 |
Tại bến đò phía cồn Đất, nơi xảy ra tranh chấp. Ảnh: Đức Chính |
Gần đây, dư luận râm ran bàn tán về bến đò ngang, tuyến Giồng Lân – cồn Đất, xã An Hiệp (Ba Tri). Nhiều người cho rằng chủ đò Nguyễn Văn Chính đã “bắt tay” với UBND xã để được nhận khoán…
MỞ BẾN THUẬN LỢI
Ấp An Bình, xã An Hiệp với tên gọi thân thuộc cồn Đất (cù lao Đất) nằm giữa dòng Hàm Luông, có diện tích tự nhiên 225 ha. Từ năm 1992 trở về trước, nơi đây đã xuất hiện các chiếc đò ngang tự phát đưa rước khách tại bến Giồng Lân qua cồn Đất. Năm 1993, trước yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) của ngành chức năng, UBND xã An Hiệp đã làm thủ tục mở bến. Có 4 chủ phương tiện cùng ngụ tại cồn Đất được phép hoạt động, gồm các ông: Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Văn Em, Lê Văn Cưng, Lê Văn Chính…
Tháng 3-2007, UBND xã An Hiệp tổ chức đấu thầu cho đò chạy các tuyến: Giồng Lân – cồn Đất, Giồng Lân – xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú. Khi hoàn tất thủ tục đấu thầu, chỉ có ông Nguyễn Văn Chính tham gia đăng ký tuyến Giồng Lân – cồn Đất và được UBND xã chỉ định làm hợp đồng nhận khoán đưa rước khách. Hợp đồng được ký ngày 21-8-2007, thời gian một năm, mức phí nộp cho xã là 9 triệu đồng/năm. Phía Giồng Lân vẫn sử dụng bến đò cũ (đất công), được một nhà hảo tâm tài trợ xây dựng cầu tàu vào cuối năm 2006. Phía cồn Đất, đất làm bến do vợ chồng ông Mai Văn Nơi hiến (thuộc khu vực mỏm giữa cồn Đất), có diện tích khoảng 40m2, cầu tàu do xã vận động nhân dân đóng góp xây dựng xong vào tháng 8-2007 (kinh phí 17 triệu đồng).
TỪ VIỆC ĐÒ NHỎ, ĐÒ TO ĐẾN CHUYỆN ĐÒ KHÔNG BẾN… ĐỖ
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Ba Tri, ngày 16-10-2007 Ban ATGT huyện đã trực tiếp làm việc với ông Nguyễn Văn Lào (Bí thư xã An Hiệp) và ông Đinh Duy Nghĩa (Chủ tịch UBND xã An Hiệp) về yêu cầu thay đổi phương tiện lớn đưa rước khách, nhằm đảm bảo ATGT. Tháng 12-2007, UBND xã An Hiệp chọn ông Nguyễn Văn Chính đến Phòng Hạ tầng kinh tế huyện nhận số tiền hỗ trợ 70 triệu đồng (tiền này được trích từ nguồn xử phạt hành chính về trật tự ATGT), với cam kết hoàn vốn lại trong thời gian 5 năm. Sau đó, ông Chính đầu tư, đóng mới đò lớn với sức chở 40 hành khách, trị giá khoảng 120 triệu đồng. Ngày 15-6-2007 ông Chính được Phòng Hạ tầng kinh tế huyện Ba Tri cấp giấy phép hoạt động. Sau khi ông Chính hành nghề, một số người dân trong vùng cho rằng đò lớn của ông Chính phục vụ không đảm bảo giờ giấc, đã ảnh hưởng cho học sinh, giáo viên tới trường. Do vậy, các chủ đò cũ là Nguyễn Văn Em, Lê Văn Cưng, Lê Văn Chính cũng đưa đò mình trở lại hoạt động chung tuyến. Qua kiểm tra, Công an xã An Hiệp lập biên bản vi phạm; Công an huyện phối hợp tuần tra kiểm soát đã tạm giữ, xử lý