Lưu ý khi điều khiển xe trên đường nông thôn

04/01/2019 - 07:57

Cẩn thận khi lái xe qua những đoạn đường phơi đầy rơm. Ảnh: Nhất Linh

Cẩn thận khi lái xe qua những đoạn đường phơi đầy rơm. Ảnh: Nhất Linh

Trên các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) thường có rất nhiều nhánh hay nhà dân sinh sống ở hai bên đường, với nhiều phương tiện bất ngờ lao từ trong ra ngõ, hoặ̣c trẻ em bất ngờ chạy ra đường… đó là những nguy cơ mất an toàn, có thể xảy ra tai nạn giao thông bất ngờ.

Vì vậy, khi lái xe ở đườ̀ng nông thôn cần phải có sự tập trung và cảnh giác cao. Người điều khiển xe cần duy trì tốc độ vừa phải, tập trung vào lộ trình, chú ý các đường nhánh hoặ̣c các khu đông dân cư và những nơi người dân họp chợ ven đường.

Khi điều khiển xe trên đường nông thôn, nếu gặp súc vật như trâu, bò, dê… phía trước, người điều khiển xe cần chủ động giảm tốc độ từ xa. Khi đã đến gần súc vật thì đi chậm tới mức thấp nhất có thể và tuyệt đối không bấm còi. Nếu đi ban đêm thì nên chuyển đèn pha về chế độ̣ chiếu gần. Súc vật sẽ từ từ tránh ra để điều khiển xe qua một cách an toàn.

Mặt đường GTNT có chất lượng không đồng đều. Một số nơi, mặt đườ̀ng có ổ gà, ổ voi hoặ̣c bị sạt lở. Nếu trời mưa thì mức độ rủi ro tiềm tàng còn lớn hơn nhiều. Những đoạn đường đấ́t có thể rất trơn trợt hoặc xuất hiện những vũng nước sâu mà không thể lường được những nguy hiểm dưới vũng nước. Khi điều khiển xe đi qua những đoạn đường này, người điều khiển xe cần giảm tốc độ, không được đánh lái hoặ̣c phanh gấp mà phải có sự tính toán về khoảng cách.

Vượt một chiếc xe đang đi trên quốc lộ khác hẳn với việc vượt một chiếc xe công nông chở đầy hàng, một chiếc máy kéo, xe thồ hay xe súc vật kéo trên đườ̀ng GTNT. Lý do là các loại xe và phương tiện đặc trưng ở vùng nông thôn này thường di chuyển chậm chạp, cồng kềnh hoặ̣c làm rơi vãi nguyên vật liệu xuống đường. Trước khi vượt, người điều khiển xe cần giảm tốc độ và tránh bám đuôi từ khoảng cách xa hơn bình thường, nếu không có thể bị bất ngờ không kịp phanh khi đến quá gần hoặ̣c nguyên vật liệu trên xe rơi vãi làm cản trở người điều khiển xe. Điều quan trọng nữa là phải quan sát phía trước xem có những điều kiện bất lợi hay không như có xe đạp, xe thô sơ, mép đường đối diện quá hẹ̣p hay không bằng phẳng, khuất tầm nhìn…

Khi điều khiển xe trên đường nông thôn, người điều khiển xe cần phải hết sức lưu ý khi đi qua những đoạn mà hai bên đường người dân thu hoạch lúa. Rơm, rạ phơi trên mặt đường phẳng rất dễ gây trượt bánh, mất lái và trôi theo quán tính dễ gây tai nạn giống như khi lái xe trên đường đầ̀y cát, do đó người điều khiển xe nên đi chậm và tránh phanh gấp. Rơm, rạ phơi khô sẽ nhẹ, dễ bốc cháy và rất dễ bị cuốn vào gầm xe nếu người điều khiển xe đi nhanh hoặ̣c gầm xe thấp cũng dễ gây cuốn rơm, rạ vào gầm xe, hệ thống ống xả của xe gây cháy rơm, rạ dẫn đến cháy xe. Khi gặ̣p trường hợp như vậy chỉ còn cách điều khiển xe đi chậm và thường xuyên dừng, đỗ̃ xe để kiểm tra gầm xe và gỡ những cọng rơm, rạ ra khỏi gầm xe, hệ thống ống xả.

Ngoài ra, khi người dân đốt đồng, gây ra khói che khuất tầm nhìn và gây cay mắt dễ tạo ra ảo giác, do đó người điều khiển xe thường cố phóng nhanh qua đám khói trong khi mắt cay xè và không nhìn thấy rõ phía trước nên cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, thay vì phóng nhanh vượt ẩu tránh khói thì người điều khiển xe nên đi chậm lại, nhá đèn cho tới khi đi qua khỏi khu vực này.

Các ngành chức năng tại các địa phương cũng cần thường xuyên, quan tâm nhắc nhở người dân vào mùa thu hoạch lúa không nên lấn chiếm mặt đường làm nơi tuốt lúa, phơi rơm, rạ, nguyên vật liệu làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông trên các tuyến đường GTNT và nguy hiểm cho người điều khiển xe.

Nhất Linh

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN