 |
Mỗi chuyến đến với bộ đội Trường Sa đều lưu lại trong tôi thật nhiều cảm xúc và
tình cảm, ấn tượng…
Cách
thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa khoảng 460 km, Trường Sa là quần đảo lớn, trải
dài trên một vùng biển rộng. Đây là một vùng đất trấn giữ sườn Đông Nam của Tổ
quốc, là tấm lá chắn sừng sững giữa biển khơi trập trùng bão tố, là nơi kết tinh
những phẩm chất tuyệt vời của văn hoá quân sự Việt Nam.
Tôi
là “người nhà” của những người “giữ
đảo" nên có may mắn hàng năm chí ít cũng có từ một đến vài chuyến công tác theo
các đoàn lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các Bộ, ban ngành đoàn thể Trung
ương và địa phương đến với Trường Sa. Mỗi lần đi, mỗi chuyến đến với bộ đội
Trường Sa, khi ra về đều lưu lại trong tôi thật nhiều cảm xúc và tình cảm, ấn
tượng tốt đẹp. Ấn tượng không chỉ bởi vượt qua hải trình hàng trăm hải lý lênh
đênh trên biển khơi say cùng những con sóng, mà còn ấn tượng bởi cảnh vật và con
người nơi đây. Thấp thoáng ẩn hiện đằng sau những lùm cây bàng vuông, mù u, bão
táp, phong ba,… đặc trưng cho sự chịu đựng trước điều kiện khắc nghiệt của thiên
nhiên; là những con người chân chất mộc mạc đang ngày đêm thầm lặng rèn luyện ý
chí và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng và bảo vệ từng tấc đất thiêng
liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Hầu
như Trường Sa chưa bao giờ nguôi sóng. Mùa Hạ, Trường Sa đón gió Tây Nam. Mùa
Đông lại đón gió Đông Bắc. Vì thế, ở các đảo nổi, những doi cát cũng là một
trong những thước đo thời gian cho người lính đảo. Thượng tá Tạ Trung Đức, Chính
trị viên đảo Trường Sa lớn cho biết: "Mỗi lần ra đảo doi cát nằm ở vị trí nào
thì đến khi doi cát trở lại vị trí ấy là tròn một năm ở đảo". Sự thay đổi
này của tự nhiên làm cho khung cảnh trên đảo cũng thay đổi thêm lạ mắt. Vì những
ngọn gió thổi theo mùa nên trong vườn rau tăng gia của những người lính đảo lúc
nào cũng có hai luống rau cách ly, hai hướng che chắn gió để đảm bảo rau không
bị hư hỏng…
Ở
trên quần đảo, có nhiều đảo, và mỗi đảo, điểm đảo tôi đã từng đến, mỗi nơi có
một sắc thái, một nét đặc trưng riêng, ẩn hiện thấp tho