Ăng-ghen, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại

28/11/2007 - 13:58

Ăng-ghen còn để lại cho chúng ta một tấm gương của người chiến sĩ cộng sản về ý chí chiến đấu cách mạng, về sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân và bà con lao động nghèo, về nghị lực trong tự học, tự nghiên cứu với tinh thần độc lập suy nghĩ và ý thức phê phán

Phri-đrich Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Ba-rmên, tỉnh Rê-na-ni, nước Đức. Thân phụ ông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ. Mẹ ông là một trí thức kinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại của Ăng-ghen là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học.

Học ở bậc trung học, ông luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Châm ngôn của Ăng-ghen là “Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ”. Do nhu cầu tra cứu, ông đã đọc thêm rất nhiều ngoại ngữ. Mới 17 tuổi mà Ăng-ghen đã biết 15 ngoại ngữ, nói viết thông thạo tiếng La tinh, Cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Italya. Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcan-đi-náp, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói.

Năm 1837, thân phụ Ăng-ghen lập một công ty riêng, muốn cậu con cả bỏ thi tốt nghiệp trung học để đưa vào đào tạo tại hãng buôn của người bạn kinh doanh của ông. Nhưng, công việc buôn bán không cản trở được ông trong việc tự học. Ai đã đọc cuốn “Chống Đuy-ring” xuất bản vào năm 1878, đều có thể nhận thấy Ăng-ghen đã có sự uyên bác trên nhiều lĩnh vực: vũ trụ học, thiên thể học, vật lý học, đạo đức và pháp quyền, kinh tế chính trị học, triết học… Được như vậy là do Ăng-ghen đã có nghị lực phi thường trong việc tự tìm tòi nghiên cứu, từ thời còn là học sinh ở trường đến suốt cả cuộc đời của mình.

Với những kinh nghiệm thực tiễn trong những năm tháng tham gia nhập binh đoàn pháo binh và tham gia các trận đánh chống lại quân Phổ cùng với việc theo dõi các hoạt động của quân cách mạng ở Hung-ga-ri, Ăng-ghen đã viết nên tập “Luận văn quân sự” nổi tiếng.

Sống trong một trung tâm công nghiệp, từ nhỏ Ăng-ghen đã tận mắt

Theo ND

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN