|
Từ chiếc máy chữ này Hồ Chủ Tịch đã soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng quan hệ đến vận mệnh của Tổ quốc. |
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập một trong những phẩm chất quý báu của tư cách một người cách mạng - phẩm chất "ít lòng tham muốn về vật chất".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm việc tu dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức của cán bộ, đảng viên. Người đã có nhiều tác phẩm viết về chủ đề này: Ðường Kách mệnh (1927), Sửa đổi lối làm việc (10-1947), Ðạo đức cách mạng (12-1958), "Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn", "Cần kiệm liêm chính", "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu", "Chống quan liêu, tham ô, lãng phí", "Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh", "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"..
.
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc lịch sử Người căn dặn: "Ðảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...". Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập một trong những phẩm chất quý báu của tư cách một người cách mạng - phẩm chất "ít lòng tham muốn về vật chất".
Ngay từ năm 1927, khi còn đang hoạt động cách mạng ở nước ngoài, mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, Bác đã nhắc tới điều này trong tác phẩm Ðường Kách mệnh. Vấn đề đầu tiên trong Ðường Kách mệnh mà Nguyễn Ái Quốc đề cập đến là Tư cách một người cách mạng. Ðây là một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định, bởi người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Qua các cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, cũng như trong điều kiện hòa bình, xây dựng đất nước sau này, những điều Bác viết và căn dặn đều được thực tế minh chứng. Những khi đi thăm các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, các đơn v