|
GĐ ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga: |
"Chất lượng đào tạo tiến sĩ (TS) thấp. Nhiều đề tài nghiên cứu trùng lặp không
gắn với thực tế. Thậm chí, nhiều đề tài viết dài dằng dặc nhưng không thấy có
thông tin mới..." Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long bức xúc tại hội thảo tìm
lời giải cho "bài toán" nâng chất lượng đào tạo TS kinh tế tổ chức sáng 14/12,
tại Hà Nội.
Gần 70% nhà quản lý "đổ xô" kiếm bằng TS...
GS.TS Đỗ Kim Chung, Trưởng khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn (Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội) nêu thực tế, nhận thức
của xã hội về đào tạo TS kinh tế có nhiều lệch lạc.
Cụ thể, học vị TS được coi là tiêu
chuẩn để cất nhắc và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công chức. Dẫn đến, nhiều
cấp/ngành đã có nhận thức xã hội chưa đúng về văn bằng TS và sử dụng trình độ
học vấn TS.
Ông dẫn dụ, kết quả khảo sát của Hội
đồng GS nhà nước cho thấy 70% người tốt nghiệp TS làm quản lý. Chỉ chưa đầy 30%
làm nghiên cứu và giảng dạy...
Bất cập nữa là đánh giá của xã hội về
TS làm quản lý cao hơn TS làm chuyên môn. Điều này đã khiến 68% cán bộ quản lý
không có nhu cầu nghiên cứu mà "đổ xô" tìm kiếm văn bằng. Bên cạnh đó cũng không
ít người nhìn nhận, khi nhận học vị TS được coi là kết thúc "sự nghiệp" nghiên
cứu. Không loại trừ suy nghĩ của một số người muốn có bằng TS là để "trang sức"
cho việc thăng tiến hơn là có kỹ năng nghiên cứu.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc
dân Phan Công Nghĩa cho rằng, mặc dù chất và lượng được nâng lên trong mấy năm
gần đây như so với thế giới vẫn còn khoảng cách lớn. Điểm khác biệt của Việt Nam
là không có quy định về đạt đến trình độ nào, chuyên ngành gì thì được đào tạo
TS mà tất cả mọi người đều có thể làm TS. Mà cứ đào tạo là đậu!?
Không học vẫn bảo vệ TS thành
công
Số đông đại biểu đồng quan điểm, vấn đề
bị phê phán nhiều đối với quy trình đào tạo TS ở Việt Nam là thủ tục hành chính
quá rườm rà.
PGS.TS Trần Thọ Đạt, Viện đào tạo Sau
ĐH (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) dẫn dụ, từ lúc nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển NCS,
được công nhận trúng tuyển...đến khi được cấp bằng TS ở Trường ĐH Kinh tế quốc
dân thì trung bình 1 NCS phải trải qua khoảng 300 loại văn bản và báo cáo thống
kê với xấp xỉ 400 chữ ký các loại. Trong đó, có gần 200 văn bản cần dấu của cơ
sở đào tạo và cơ quan quản lý NCS.
Mặc dù dự thảo quy chế đào tạo TS đã
khẳng định việc giao quyền tự chủ trong đào tạo cho các trường ĐH. Tuy nhiên,
theo những điều khoản đưa ra vẫn còn một số quy định mang tính áp đặt và rườm
rà. Ví như, đòi hỏi bộ môn "đề xuất với Thủ trưởng cơ sở đào tạo danh mục các
tạp chí khoa học chuyên ngành mà NCS phải gửi công bố kết quả nghiên cứu" và cơ
sở đào tạo "phê duyệt danh mục các tạp chí đăng tải kết quả luận án cho từng
chuyên ngành đào tạo" là không