Bộ Tài chính đề xuất lập quĩ bình ổn giá xăng

14/11/2007 - 21:42

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh. Ảnh: VA

Bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, xăng dầu là mặt hàng quan trọng mà sau này, Nhà nước phải có cơ chế để doanh nghiệp được bù lỗ. "Khi nào có cơ hội điều chỉnh được giá xăng thì phải điều chỉnh và cho lập quĩ để điều hòa".

Về nguyên tắc, Nhà nước không có cơ chế bao cấp nữa. Về sau này, doanh nghiệp phải tìm cách bảo đảm bù trừ giữa việc lỗ và lãi. Kinh doanh xăng dầu là cả một giai đoạn, chúng ta phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chứ nếu Nhà nước ép doanh nghiệp quá cũng không được", Bộ trưởng Ninh nói.

"Có cơ hội, phải điều chỉnh giá xăng"

Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương nói, Petrolimex cần chủ động cân đối hàng hoá giữ bình ổn nguồn hàng, giá cả xăng dầu từ nay đến cuối năm. Nhưng trên thị trường thế giới, giá dầu đang tăng cao, vậy chúng ta sẽ tiếp tục bù lỗ cho doanh nghiệp hay sẽ có tăng giá?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Đây là mặt hàng rất quan trọng với nền kinh tế, nếu điều hành không tốt thì không chỉ vấn đề giá, nó còn vấn đề ảnh hưởng đến cung - cầu hàng hoá, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Vì giá những tháng cuối năm tăng hơi cao nên Nhà nước đang muốn giãn lộ trình điều chỉnh giá dầu, đồng thời dừng điều chỉnh giá xăng. Vậy sau này, Nhà nước phải có cơ chế để cho doanh nghiệp được bù lỗ. Như tôi nói, đến khi nào có cơ hội điều chỉnh được giá xăng thì phải điều chỉnh và cho lập quĩ để điều hòa.

Chủ trương của Bộ Tài chính là thành lập các quĩ bình ổn giá xăng tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu?

- Đó chính là đề xuất của Bộ Tài chính. Trong sản xuất, kinh doanh, có những rủi ro, có lúc thì được, có lúc thì mất. Vì vậy, chúng ta phải nghĩ ra cách gì đó để doanh nghiệp chủ động.

Ví dụ, ngân hàng thì cho người ta trích dự phòng rủi ro chẳng hạn. Đối với các doanh nghiệp thì cũng phải thế.

Lúc giá lên, doanh nghiệp thu lời thì phải dành ra một khoản để lập quĩ. Lúc giá xuống thì không phải điều chỉnh mà giá dầu cứ lên, xuống hàng ngày, anh cứ điều chỉnh hàng ngày thì trong nước "chết". Sản xuất trong nước chạy theo cái đó thì nguy hiểm.

Thường thì các nước nghiên cứu có lộ trình, ví dụ hàng quí điều chỉnh một lần, nếu không thì 6 tháng một lần, nếu ổn định hơn thì một năm một lần.

Nếu ổn định nữa thì vài năm người ta mới điều chỉnh một lần. Thế thì mình cũng phải nên có lộ trình đó để cho doanh nghiệp vừa chủ động và tất cả các thành phần kinh tế khác chủ động theo, Nhà nước cũng chủ động.

Đ xuất này có được các doanh nghiệp ủng hộ không, thưa ông?

- Tôi tin là doanh nghiệp ủng hộ, vì đây là tạo điều kiện để Nhà nước và doanh nghiệp đều chủ động.

Đầu 2008, chấm d

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN