Sau nhiều lần đính chính lại những thông tin mà theo đó là "báo chí phản ánh chưa chính xác", trong hơn 90 phút trên Nghị trường chiều nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã giải đáp thắc mắc cho 12 đại biểu. Gần 9 đại biểu đã gửi câu hỏi nhưng không đủ thời gian sẽ được nhận trả lời bằng văn bản.
Trước đó, người đứng đầu ngành giáo dục cũng trả lời bằng văn bản cho 25 đại biểu. Sử dụng các nguồn lực thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và vấn đề xã hội hóa giáo dục là những trọng tâm mà đại biểu đặt ra trong 90 phút đăng đàn đầu tiên của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
Khoảng 80% người biên soạn sách không dạy phổ thông
|
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân: Ảnh Lê Anh Dũng |
Dẫn lại câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại một kỳ họp từ khóa XI về việc "chương trình học tập các cấp đã được chỉnh lý phù hợp và sẽ còn thích hợp cho nhiều năm", đại biểu Nguyễn Lân Dũng nêu vấn đề: "Bộ trưởng có đồng ý đối thoại với các đại biểu quan tâm đến GD rằng vì sao chúng ta không dùng 1 chương trình SGK phổ biến như trên thế giới, nhẹ hơn và sâu hơn không?"
Đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) băn khoăn "Bộ trưởng suy nghĩ gì khi đa số cử tri cho rằng SGK nhất là bậc phổ thông hiện không phù hợp dù ông vừa nói thế là phù hợp lắm rồi. Ngay cả việc in SGK cũng không phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Sách in xong chỉ dùng được một năm không truyền lại được cho ai, là đúng hay không?".
Đính chính lại những nghi vấn của các đại biểu về chất lượng SGK mà theo Bộ trưởng là do thông tin từ báo chí, ông Nhân tâm tình, khi mới về Bộ, xem báo cáo ông thấy đội ngũ biên soạn SGK các cấp là những soạn giả có uy tín.
Nhưng ông Nhân cũng thừa nhận: "Khoảng 80% những người đó ở thời điểm biên soạn không trực tiếp dạy bậc phổ thông (họ có thể đã từng dạy trước đó - PV)". Thậm chí có những hoài nghi về chuyện khi SGK đưa ra thí điểm trước lúc áp dụng đại trà, thì thầy cô ở những trường lớp dạy thử lại là học trò của các GS biên soạn sách. "Nên có thể có nguy cơ không phù hợp", ông Nhân kiến nghị.
Tán thành với đề xuất của ông Dũng về thẩm định lại SGK, nhưng không phải Bộ GD&ĐT đối thoại với đại biểu QH quan tâm đến giáo dục mà là sẽ mời các nhà khoa học vào một tổ thẩm định. Hiện, Bộ GD&ĐT cũng đang tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ về đánh giá SGK. Sắp tới sẽ huy động "kênh" đánh giá của xã hội. Ông Nhân khẳng định, không có chuyện hệ thống SGK không bình thường, chỉ dùng được một năm.
Trước đó trong báo cáo về 9 nhóm vấn đề của GD, ông Nhân đã nhấn mạnh,