"Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ có mệnh giá 80.000 đồng, một ca chạy thận giá 80 triệu, như thế một nghìn ông cả năm không được khám chữa gì cả để cõng một ông, vì thế phải tăng mệnh giá thẻ lên". Lần đầu tiên đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trần tình trước Quốc hội. Ông cũng đề nghị Quốc hội xem xét ủng hộ nhiều chi tiêu cho ngành.
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế sáng nay (19/11) đặc biệt với sôi động với những tiếng vỗ tay của Đại biểu sau khi nghe những tâm sự có phần "thật thà" của ông Triệu cũng như những lời hứa cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là cho người nghèo.
Bảo hiểm y tế tự nguyện: Bỏ ngay những quy định bất hợp lý
"Tôi hứa sẽ làm việc với Bộ Tài chính sửa thông tư liên tịch giữa 2 Bộ. Quan điểm của Bộ Y tế là không nên quy định 10% hộ gia đình trong xã, 100% thành viên gia đình đăng ký thì mới được mua BHYT", Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu trả lời Đại biểu Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) khi ông này cho rằng, quy định bắt buộc trên dẫn đến hệ quả, người nghèo phải chờ và dư luận cho đây là một loại hình kinh doanh của y tế, không hợp lòng dân.
Ông Kiệt cũng yêu cầu Bộ trưởng làm rõ nguyên nhân bội chi quỹ BHYT, có phải do cơ chế quản lý của Bộ còn nhiều kẽ hỡ, tùy tiện lợi dụng không. Ông Triệu trả lời: Mới nhận nhiệm vụ, phần soạn thảo là do đội ngũ tiền nhiệm, nhưng ông đã hỏi bộ phận soạn thảo lý lẽ của quy định 10%. Bộ trưởng nói, nguyên nhân là người có nhu cầu khám chữa bệnh, đã có bệnh mới mua, số đóng vào ít, số chi nhiều.
Chính sách viện phí tất yếu phải sửa đổi
Chính sách thu một phần viện phí áp dụng từ 1994 chưa bù đắp đủ các chi phí để phục vụ người bệnh, chưa phân định rõ, nên người có thu nhập thấp được bao cấp ít, bao cấp ngược, tràn lan.
Điểm mới là thực hiện tính đúng, tính đủ, trợ giúp người có chính sách, người nghèo, công khai minh bạch thu chi. Không bao cấp tràn lan, mà đối tượng có khả năng chi trả thì phải trả đủ hơn.
Đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi miễn 100%. Bộ Y tế đang đề nghị, với người cận nghèo, học sinh, sinh viên sẽ miễn 50%. |
"Về tài chính học là đúng, nhưng về y tế học và xã hội học thì đa số đây là lao động nghèo, chúng tôi sẽ tìm giải pháp chống bội chi, sửa chữa quy định", ông Triệu hứa.
Nhưng các đại biểu chưa hài lòng với lời hứa này. Đại biểu Phạm Văn Xướng (Long An) nhấn mạnh: Phải chăng nguyên nhân cơ bản là phục vụ còn quá kém, các bệnh viện không công nhận xét nghiệm của nhau, chi phí chiếm 40 - 50% kinh phí mà quỹ bảo hi