Các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế

16/01/2009 - 08:37
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp.

Thường trực Chính phủ nhất trí dành phần lớn gói kích cầu 1 tỷ USD để hỗ trợ 4%  lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế duy trì sản xuất…

Ngày 15/1, Thường trực Chính phủ đã họp và quyết định các chính sách cụ thể nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 30 của Chính phủ.

Chính phủ nhất trí từ ngày 1/1 năm nay các thành phần kinh tế vay vốn lưu động sẽ được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay và tất cả các hộ nghèo trong cả nước sẽ được hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ để đón Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu.

Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương và ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nhất trí dành phần lớn gói kích cầu 1 tỷ USD, tương đương 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ 4%  lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, kinh doanh,đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm việc làm.

Các doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, kinh doanh bất động sản, chứng khoán… không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn. Cùng với chính sách miễn, giảm, hoãn, hoàn thuế, điều chỉnh chính sách thuế, hạ lãi suất cơ bản đã được thực hiện trong thời gian qua, quyết định hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế của Chính phủ sẽ có tác dụng lan tỏa trực tiếp trong toàn xã hội.

Đây là cơ hội lớn cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp để duy trì hoạt động, bảo đảm việc làm cho người lao động. Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục tính toán hạ lãi suất cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Cho ý kiến về cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bộ, ngành cho rằng, đối tượng được bảo lãnh vay vốn phải là các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng và 500 lao động trở lên và doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất tại các làng nghề, thu mua, tạm trữ nông, lâm, thủy sản để xuất khẩu và các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các doanh nghiệp này sẽ được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh; không bảo lãnh tín dụng cho những ngành nghề không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất hữu hình như tư vấn, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí… Chính phủ sẽ cấp 200 tỷ đồng để Ngân hàng phát triển Việt Nam hình thành vốn ban đầu cho Quỹ bù đắp rủi ro khi bảo lãnh tín dụng.  

Về chăm lo cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán, Chính phủ thống nhất tạm ứng khoảng trên 3.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2009 để hỗ trợ trực tiếp cho tất cả các hộ nghèo trong cả nước với mức tiền 200.000 đồng/người và tối đa không quá 1 triệu đồng/hộ.

Bên cạnh thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối v

Nguồn VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN