Trong tác phẩm "Cần kiệm liêm chính" (1949) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thể thành trời. Thiếu một phương, thì không thể thành đất. Thiếu một đức, thì không thể thành người”.
Sau khi thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng năm 1925, năm 1927 Người viết tác phẩm Đường Kách mệnh làm tài liệu huấn luyện cán bộ, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bác đã nêu lên “tư cách của người cách mạng” gồm một loạt phẩm chất cần có trong việc ứng xử đối với bản thân, đối với cách mạng, đối với nhân dân.
Đạo đức là gốc của người cách mạng. Đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục, bồi dưỡng cho đảng viên cán bộ có thể nêu ngắn gọn là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới. Người thường nói: Làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người là sự nghiệp cách mạng to lớn, vẻ vang, cho nên người cán bộ, đảng viên muốn lãnh đạo được nhân dân xóa bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến để xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa thì phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang.
Đạo đức cách mạng là gì? Bác giải thích, đạo đức cách mạng là đạo đức mới, không phải là đạo đức thủ cựu. Đạo đức mới kế thừa, phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và của loài người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Đảng, vì cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên hết. Và người cán bộ, đảng viên tốt muốn trở thành người cách mạng chân chính không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào mình thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như cần, kiệm, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm… ngày càng phát triển thêm. Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và Nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng, không được nói trái, làm trái Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên nói trái, làm trái Nghị quyết của Đảng, làm sai luật pháp, chính sách của Nhà nước thì nghị quyết, chính sách có đúng có hay đến mấy cũng khó được quần chúng, nhân dân ủng hộ và thực hiện đầy đủ. Mọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, thực hiện liêm, chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách triệt để, dựa vào quần chúng, nhân dân để chống lãng phí, tham ô, quan liêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc của người cách mạng, do vậy bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi lẽ các căn bệnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Mà “những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đ