 |
TS.Nguyễn Quang A. Ảnh: Lê Chí Dũng. |
Tháng 12-1997 Việt Nam mở cổng nối với Internet. Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển ngoạn mục mà 10 năm trước ít ai dám nghĩ tới. Song sự phát triển đó vẫn còn thấp so với tiềm năng lẽ ra có thể đạt được.
Theo thống kê chính thức hiện nay nước ta có trên 5 triệu thuê bao Internet, con số người dùng có thể ước lượng 15 đến 16 triệu. Với số người dùng như vậy, quả thực Internet đã trở thành công cụ rất hữu hiệu, là tài nguyên vô giá đối với rất nhiều người, nhiều tổ chức kinh tế và xã hội.
Các doanh nghiệp không những đã dùng Internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, về bạn hàng, về thị trường, để trao đổi thông tin, để quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty, tham gia thương mại điện tử, cộng tác với nhau, ... Các họa sỹ bán tranh, các nghệ nhân bán gốm, nông dân tìm kiến thức để cải thiện việc nuôi trồng, … là những tin không còn xa lạ trên báo chí.
Tài nguyên vô giá để học tập, kinh doanh
Trong xu thế toàn cầu hóa, Internet có thể giúp các doanh nghiệp tìm ra những mắt xích của các chuỗi cung toàn cầu mà mình có thể len vào và tạo giá trị.
Đây là vấn đề cốt lõi của hội nhập. Không còn mấy doanh nghiệp chỉ hướng nội, “tự lực cánh sinh”, làm mọi thứ từ A đến Z, cả.
Không nền kinh tế nào muốn phát triển có thể còn tư duy đó nữa. Internet và toàn cầu hóa giúp (và buộc chúng ta) thay đổi tư duy kinh doanh, thay đổi mô hình kinh doanh.
Các doanh nghiệp không nhanh nhạy thích ứng và khôn khéo sử dụng tài nguyên vô giá này để cải thiện hoạt động của mình thì sẽ rất dễ bị đào thải. Kể cả các nền kinh tế cũng vậy.
Học sinh, sinh viên, và thanh niên nói chung, bên cạnh việc dùng Internet để giao lưu (chat), giải trí, cũng có thể khai thác kho tàng kiến thức mênh mông của nhân loại để phục vụ cho việc học hành, đào tạo và khởi nghiệp của mình.
Tuy nhiên, bỏ quá nhiều thời gian vào chat, vào đọc, xem những thông tin rác rưởi trên mạng cũng có thể gây hại. Đó là những mặt trái giống như của mọi sự vật, luôn tồn tại một cách không thể tránh khỏi.
Các nhà báo, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu chắc chắn không thể hoạt động hữu hiệu nếu không có Internet (năng suất lao động của họ có thể tăng nhiều lần với Internet). Không có Internet, sự phản hồi của bạn đọc hay người xem không thể nhanh, nhạy và nhiều như bây giờ. Nói cách khác, tư duy làm báo cũng thay đổi rất nhiều nhờ Internet.
Các chính khách có thêm một kênh để tiếp xúc, giao tiếp với, và thu thập ý kiến của dân chúng, mà những cuộc giao lưu trực tuyến của các nhà lãnh đạo là các điểm nhấn. Nếu biết dùng Internet một cách khôn ngoan, Nhà nước có thể hoạt động hữu hiệu hơn, có thể tăng cường dân chủ, nâng cao chất lượng dịch vụ công,…
Có thể nói không có giới nào trong xã hội không có khả năng khai thác, sử dụng những tài nguyên quý báu trên Internet để cải thiện hoạt động của mình, để nâng c