|
Học sinh ở xã miền núi Dương Hòa, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế qua sông đến trường học buổi đầu tiên trong năm học mới 2007-2008 - Ảnh: Đình Toàn. |
Năm 1990, khi bắt đầu thu học phí, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ đạt cỡ 6-7 tỉ đôla, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chỉ có 767 tỉ đồng (tức hơn 120 triệu đôla theo tỉ giá lúc đó).
Đến năm 2007, khi GDP đã lên khoảng 76 tỉ đôla và ngân sách chi cho giáo dục đạt 66.770 tỉ đồng (hơn 4,1 tỉ đôla, tức gấp 34 lần so với năm 1990) (*), thì chẳng lẽ lại cứ phải tiếp tục tăng học phí?
Chúng tôi cho rằng đúng ra Chính phủ không những không nên tính toán chuyện tăng mà ngược lại còn phải sớm tính tới lộ trình bãi bỏ học phí ở các trường công. Nhân nói về ngân sách, cũng cần nhắc lại một yêu cầu cấp bách mà nhiều người đã nêu là phải sớm tiến hành kiểm toán và công khai hóa các hoạt động tài chính trong ngành giáo dục, nhất là ở cấp quốc gia.
"Trường nhà giàu", "trường nhà nghèo"!
Hiến pháp sửa đổi vào tháng 12-2001 đã ghi phải "thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở" (điều 36), tức là tới hết lớp 9. Mặc dù bản hiến pháp qui định rõ "bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí” (điều 59), còn bậc trung học cơ sở chỉ ghi là "phổ cập", nhưng hẳn nhiên hệ luận của từ này phải bao hàm cả sự "cưỡng bách" (từ rất chuẩn xác mà bản hiến pháp năm 1946 đã dùng) và sự miễn phí. Bởi lẽ, nếu không hiểu như vậy sẽ không thể có đủ điều kiện để thực hiện sự "phổ cập" ấy, khi mà "học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân" (điều 59). Mặt khác, nếu chỉ dừng lại ở việc cưỡng bách và miễn phí cấp tiểu học mà thôi, chẳng lẽ VN ngày nay vẫn chưa vượt nổi cái mốc đặt ra từ hiến pháp 1946?
Cũng không thể lập luận rằng tại sao trường quốc tế vào đây thu tiền cao mà trường công của ta lại không được làm một cách tương tự. Bởi lẽ nghĩ như thế thì lại là một sự lẫn lộn nghiêm trọng giữa quan điểm của một hiệu trưởng trường tư (quan điểm này hoàn toàn không có gì đáng trách cả ở cương vị của một trường tư) với quan điểm đáng lý phải có của một người đang nằm trong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục. Lối suy nghĩ ngộ nhận này nguy hiểm ở chỗ có thể dẫn đến một sự từ nhiệm của Nhà nước về mặt trách nhiệm đối với giáo dục. |
Khi hiến pháp nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, điều này không phải chỉ vì lợi ích của cá nhân và gia đình, mà còn vì và trước hết, vì lợi ích của cả quốc gia. Một đứa trẻ thất học không chỉ thiệt thòi cho mình, mà còn có thể gây ra ít nhiều gánh nặng hay hậu quả nào đó sau này cho quốc gia. Một đứa trẻ thông minh sáng trí mà không được đi học thì điều này không chỉ thiệt hại về mặt cá nhân đứa bé mà còn thiệt thòi nhiều hơn cho sức mạnh của một đất nước.
Do vậy mà người ta mới nói gi