Caspian, một trong những vùng nước khép kín lớn nhất thế giới, đã trở thành trung tâm của một trò chơi quyền lực mới liên quan tới Mỹ và Nga, cũng như các nước xung quanh, gồm Iran. Trò chơi này cuối cùng sẽ quyết định ai kiểm soát nguồn tài nguyên năng lượng khổng lồ dưới đáy Caspian.

Giàn khoan dầu ở Caspian
Caspian là biển hay là hồ? Câu trả lời sẽ có tác động lớn tới ngành năng lượng. Nếu Caspian là hồ, các quốc gia xung quanh không bị ràng buộc trong việc cấp phép cho tàu thuyền nước ngoài hoặc các công ty khai thác dầu khí. Tuy nhiên, nếu nó là biển, có các hiệp ước quốc tế ràng buộc những nước này.
Địa vị của Caspian đã gây tranh cãi kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong vài năm qua, Mỹ đã nỗ lực thiết lập các tuyến vận tải năng lượng thay thế nhằm làm suy yếu sự thống lĩnh của Nga và Iran tại khu vực này. Trong khi đó, Nga đã tìm cách kiểm soát các tuyến đường vận tải khắp vùng này.
Tranh giành ảnh hưởng
Khi Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney thăm Kazakhstan năm ngoái, ông đã nhân dịp đó để dữ dội công kích Tổng thống Nga Putin. Bằng cách đọc bài diễn văn này tại Kazakhstan, chính quyền Bush đang khẳng định ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này, nơi Mỹ đã thúc đẩy các kế hoạch xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu đi vòng qua Iran và Nga.
Hôm 16/10, đến lượt ông Putin khẳng định vị thế của Nga. Trong chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Nga tới Tehran trong vòng 64 năm qua, ông Putin đã hội đàm với người đồng nhiệm Iran Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống của một đất nước đang đối mặt với nguy cơ bị LHQ tăng cường trừng phạt nếu không tuân thủ các yêu cầu của Hội đồng Bảo an ngừng chương trình làm giàu uranium.
Lý do ông Putin thăm Iran không phải là về bế tắc giữa