Gần 4.000 thành phố và đô thị ở 88 quốc gia trên khắp thế giới hôm 28/3 đã đồng loạt tắt đèn trong một tiếng đồng hồ (từ 20h30 tới 21h30 giờ địa phương) để hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất 2009 do Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) bảo trợ.
|
Nhà hát Opera và Cầu Cảng Sydney trước (ảnh trên) và sau khi tắt điện (ảnh dưới) (Ảnh AFP) |
Tại Australia, hàng ngàn người đã tắt điện, tham gia các sự kiện và buổi hoà nhạc được tổ chức dưới ánh nến ngoài trời. Vào lúc 16h30 giờ Việt Nam, Sydney (Australia) đã trở thành đô thị lớn đầu tiên chính thức mở màn chương trình Giờ Trái đất 2009.
44 thành phố và thị trấn của New Zealand cũng chìm dần vào bóng tối khi chuông đồng hồ điểm 20h30 (giờ địa phương). Hơn 60.000 người dân nước này cũng đã tham gia lễ hội khinh khí cầu mang chủ đề Giờ Trái đất tại thành phố Hamilton.
|
Người dân Auckland (New Zealand) tham gia một buổi hoà nhạc ngoài trời trong ánh nến. (Ảnh BBC) |
Trụ sở Liên hợp quốc ở New York cùng các công trình kiến trúc nổi bật khác tại Mỹ cũng tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với cuộc vận động mang tính toàn cầu. Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon đã gọi Giờ Trái đất là "cách để các công dân trên toàn thế giới chuyển tải thông điệp rằng họ muốn hành động để đối phó với hiểm hoạ từ sự thay đổi khí hậu".
Trên khắp thế giới, hàng triệu người ở những múi giờ khác nhau cũng đã lần lượt tắt điện, hưởng ứng Giờ Trái đất 2009 vào tối 28/3.
Dưới đây là hình ảnh một số thành phố và địa điểm biểu tượng của các nước châu Á trước và trong thời điểm diễn ra sự kiện này:
|
(Ảnh Reuters) |
Trung tâm tài chính của Singapore trước (ảnh trên) và sau khi tắt điện.
|
(Ảnh AP) |
Tháp đôi Petronas, một biểu tượng của thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia chìm vào bóng tối.
|
(Ảnh THX) |
Trung tâm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trước và trong Giờ Trái đất.
|
(Ảnh AP) |
Khu Metro Manila của Philippines hưởng ứng Giờ Trái đất.
|
(Ảnh Reuters, AP) |
Một góc trung tâm Bangkok, Thái Lan (trái) và Jakarta, Indonesia (phải) trước và sau khi tắt điện bảo vệ môi trường.