 |
Chưng mâm ngũ quả. Ảnh: CT |
Gần Tết, mỗi người, mọi nhà như phải làm việc nhiều hơn. Quan niệm dân gian ai cũng muốn thu xếp xong những việc còn dang dở trước Tết. Nhà cửa một năm mãn lo làm ăn, không có thì giờ chăm chút, nhìn ngó nó vì phải đi xa, do bận công việc, nay tranh thủ những ngày cuối năm dọn dẹp sửa sang cho mới lại.
Cả năm có thể chẳng chưng bày gì, nhưng mấy ngày Tết cũng phải có hoa, trái trên bàn thờ, trên bàn khách để đón năm mới và những mong đợi, hy vọng gặt hái được những điều tốt lành cho một năm sắp đến. Không phải hoa, trái nào đắt tiền cũng được chưng bày trong ngày Tết. Người dân quê chưng bày hoa, trái không nhằm thể hiện sự giàu có của mình, cái chính là ý nghĩa của những loại hoa, trái nhằm nói lên ước nguyện của họ.
Bộ hoa được chưng bày ba ngày Tết thường là mai vàng, vạn thọ, đồng tiền, tượng trưng cho may mắn, sống lâu, tiền tài. Những loại hoa này trong vườn ai cũng có, không phải mua, nhất là cây mai vàng. Trong vườn nhà của dân miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long, gần như người nào, nhà nào cũng chú ý tạo cho cây mai vàng vốn mọc ngoài mép vườn, bờ mương thành cây kiểng quý trước sân nhà, để hàng năm có hoa vàng chào đón xuân mới. Cây mai vàng thường ngày cũng được tạo dáng, uốn tán, sửa cành để lâu dần trở thành kiểng và để thành kiểng cổ, cây mai vàng thường ngày cũng được chủ nhân biết chơi kiểng chăm sóc, cắt tỉa như bao nhiêu cây kiểng khác. Những người không chơi kiểng thì cũng trồng nó giữa sân nhà như cây biểu tượng của năm mới, của ngày Tết. Trước Tết vào khoảng ngày rằm tháng chạp, người ta lặt lá mai để kích thích ra hoa. Có thể tùy thuộc vào nhận định của gia chủ đối với cây mai nhà mình, họ có thể lặt lá sớm hơn hoặc muộn hơn một vài ngày. Gọi là hên khi năm nào lặt lá mà mai trổ đúng vào ngày cuối năm đón mồng một. Có rất nhiều loại mai: năm cánh, bảy cánh, chín cánh, mười mấy cánh, thậm chí có loại một trăm năm mươi cánh, nhưng phổ biến vẫn là năm, bảy cánh. Mai cũng có rất nhiều màu: vàng (hoàng mai), trắng (bạch mai), tứ quý, quỳnh tỉ..., nhưng phổ biến và được ưa chuộng vẫn là mai vàng. Xuân về, tập tục người Việt ở Bắc bộ cần một cành đào sắc đỏ; còn tập tục người Việt ở Nam bộ cần một cành mai sắc vàng. Một cành mai vàng cũng là biểu tượng của phúc và lộc. Một cây kiểng mai vàng thì còn là biểu tượng của thọ nữa. Mai trong quan niệm của người miền Nam là may mắn. (Người đồng bằng sông Cửu Long nói “may” thành “mai” và xem “mai” khác nào “may”). Trước đây, nhà vườn quan niệm không bán mai, vì bán mai là bán cái hên, cái may mắn, và như vậy có nghĩa là họ sẽ phải nhận lại cái xui xẻo, cái rủi ro. Ngày xuân, ở miệt vườn mai nở rộ mọi nơi: đầu ngõ, cuối vườn, cạnh bờ ao, trước hiên nhà... Ngày Tết, mai được đem vào nhà, được chưng bày trê