Đại học Việt Nam đứng ở đâu?

06/01/2008 - 05:29

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trả lời phỏng vấn báo chí tại hội nghị.

Ngày 5-1, khởi động tuần lễ làm việc đầu tiên trong năm 2008 của ngành giáo dục (GD), hơn 340 đại biểu từ các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc cùng lãnh đạo 18 bộ ngành đã có mặt tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM để bàn về chất lượng giáo dục đại học, thông qua Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học lần thứ nhất. Dù không còn là chuyện lạ, nhưng thông tin được đưa ra tại hội nghị vẫn khiến nhiều người phải… giật mình!

Nguy cơ tiềm ẩn của hệ thống giáo dục đại học

Không nói ra nhưng… ai cũng biết, ĐH Việt Nam trong 1 thập kỷ qua đang gánh trên vai búa rìu dư luận về những yếu kém: từ cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ thầy cô yếu, chất lượng sản phẩm đào tạo kém.

Tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng GDĐH lần thứ nhất này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã nhìn nhận lại chặng đường 10 năm qua của GDĐH để rồi thừa nhận nguy cơ tiềm ẩn của cả hệ thống GDĐH, khi hệ thống GDĐH của nước ta hiện nay vẫn chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của các ngành, địa phương và cả nước.

Theo GS Long, kể cả GDĐH tinh hoa cũng chưa thực sự được chú trọng, chưa sáng tạo ra những tri thức mới…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDĐH không cao, trong đó có những nguyên nhân của những nguyên nhân mà các hội thảo, hội nghị về GDĐH trước đó đã bàn đến. Nhưng tại hội nghị lần này, một vấn đề khiến các đại biểu bâng khuâng khi nhìn thấy hậu quả của 10 năm qua từ thành quả nghiên cứu khoa học từ hai ĐH đầu tàu.

Nghiên cứu khoa học để có công trình đăng trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng là lẽ sống và áp lực đè nặng lên cuộc sống của mọi giảng viên ĐH. Bởi tính khai phá trong nghiên cứu khoa học của người thầy quyết định chất lượng đào tạo sinh viên và sự thành đạt của họ sau này. Nhưng theo “Báo cáo phát triển thế giới” của WB, trong năm 2006, hai trung tâm khoa học lớn của cả nước là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội có 34 công trình khoa học được công bố và có tên trong danh sách ISI (Viện Thông tin Khoa học - Mỹ), trong khi các giáo sư và sinh viên của ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) có 4.556 ấn phẩm khoa học, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng có gần 3.000. Cũng theo báo cáo này, năm 2006, ở Trung Quốc có đến 40.000 ứng dụng sáng chế tại Trung Quốc, nhưng tại Việt Nam chỉ có… 2!

ĐH Việt Nam đuổi kịp Thái Lan về công bố quốc tế: Bao giờ?

Ông Phạm Duy Hiển - Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia cho biết, theo đánh giá của Times Higher Education (Anh) về xếp hạng các trường ĐH trên thế giới, ĐH Chulalongkorn nổi tiếng của Thái Lan, dù đứng thứ 161 trong top 200 ĐH trên thế giới nhưng chỉ được 0 điểm về nghiên cứu khoa học. Và mặc dù vậy, nhưng đây lại là “một không gian rộng lớn” với nhiều cung bậc khác nhau cho khối các nước kém phát triển. Số bài báo quốc tế của Chulalongkorn, cho dù rất nhỏ nhoi so với các ĐH tiên tiến, cũng đủ làm nên thương hiệu, khiến cho các học giả phải nhìn nhận chất lượng của họ. Và, theo ông Phạm Duy Hiển, trong không gian của các nước kém ph

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN