Sáng nay (6/11), các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự án Luật Lý lịch Tư pháp (LLTP).
Tại các tổ thảo luận của các đoàn Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Thành phố Hà Nội, đa số ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết ban hành Luật LLTP. Bởi, quản lý LLTP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng yêu cầu chứng minh về nhân thân của cá nhân công dân, cũng như tạo điều kiện cho người từng bị kết án trong việc xoá án tích, tái hoà nhập cộng đồng; góp phần phục vụ hoạt động tố tụng và công tác quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức.
Đại biểu Chu Sơn Hà (đoàn Hà Nội), Bùi Viết Hưng (đoàn Hoà Bình) cho rằng, hiện nay lĩnh vực quản lý LLTP liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành liên quan, như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao… Nếu lĩnh vực này chỉ được điều chỉnh bằng nghị định của Chính phủ sẽ không phù hợp. Vì thế, cần phải ban hành Luật LLTP.
Xem xét toàn diện phạm vi quản lý LLTP
Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là phạm vi quản lý LLTP. Đa số đại biểu đồng ý với quy định của Dự thảo Luật, phạm vi quản lý LLTP bao gồm lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực của Toà án, tình trạng thi hành bản án đó và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã của cá nhân có liên quan trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đại biểu, thực tiễn nhu cầu cấp phiếu LLTP thời gian qua cho thấy, khi cơ quan, tổ chức ở trong nước hoặc nước ngoài (nếu người đó xuất cảnh) có nhu cầu cần biết nhân thân tư pháp của một người để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, quản lý hành chính, thì điều mà cơ quan, tổ chức quan tâm cần biết là án tích và quá trình thi hành án của người đó. Đối với các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, như: quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bắt buộc chữa bệnh, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án... mặc dù có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa và chống tội phạm, nhưng không phải là bản án nên không được coi là án tích. Trường hợp người chưa thành niên phạm tội, bị Toà án áp dụng các biện pháp tư pháp trong bản án, quyết định, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Bộ luật hình sự, cũng không bị coi là có án tích, nên không ghi vào LLTP. Còn trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản, do yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định của Tòa án cũng cần được ghi vào LLTP.
Cũng về nội dung này, đại biểu Chu Sơn Hà (đoàn thành phố Hà Nội), Vũ Hồng Anh (đoàn thành phố Hà Nội), Phùng Văn T