 |
Đường làng xã Tam Hiệp. Ảnh: Thành Lập. |
Xã Tam Hiệp (Bình Đại) còn có tên gọi cồn Tàu, được thành lập năm 1979, có diện tích tự nhiên 1.300ha. Bà Võ Thị Đạm Tuyết-Phó Chủ tịch UBND xã giải thích thêm về tên gọi của vùng đất: Xưa, người dân trong vùng quen gọi là cồn Tàu vì hình dạng của nó giống như một mũi tàu. Sau năm 1979, xã Tam Hiệp được thành lập từ một phần đất của ba xã: Phú Thuận, Long Định và Vang Quới.
Trời đã bắt đầu chuyển sang xuân, gió chướng từng cơn lành lạnh từ sông Cửa Đại tạt vào. Tôi đứng trên đất cồn Tam Hiệp, lòng cảm thấy lâng lâng, Tết Mậu Tý như rất gần trong tôi. Tam Hiệp đón xuân về với diện mạo của một vùng nông thôn mới rất rõ, niềm vui càng nhân lên khi nửa đầu năm Mậu Tý, xã sẽ xây dựng thành công Xã Văn hóa, như Nghị quyết của Huyện ủy đề ra. Xã có 948 hộ với 4.016 nhân khẩu, 4 ấp đều đạt chuẩn ấp văn hóa. Sản xuất chủ yếu là nghề làm vườn: trồng nhãn, bưởi da xanh và các loại cây có múi khác (565 ha), nuôi thủy sản nước ngọt (cá da trơn hơn 32 ha, đạt sản lượng 375 tấn/năm).
Từ năm 2005, sự chuyển dịch đúng hướng trong cơ cấu kinh tế đã giúp xã dần thoát nghèo, như chuyển diện tích đất trồng dừa, nhãn kém hiệu quả sang trồng chanh, bưởi da xanh, cam xoàn. Bà con tận dụng diện tích mặt nước bãi bồi ven sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại để nuôi trồng thủy sản nước ngọt như tôm càng xanh, cá da trơn… Đến nay có 176 hộ gia đình đạt mô hình 50 triệu đồng/ha/năm như mô hình trồng nhãn xen bưởi da xanh của anh Nguyễn Văn Chánh, ấp 2, thu nhập 124 triệu đồng/ha/năm; mô hình nhãn xen chanh của anh Lê Minh Hiếu, ấp 2, thu nhập hơn 65 triệu đồng/ha/năm; mô hình nhãn Huế “một vụ ăn chắc” của ông Trần Văn Ly, ấp 4, thu nhập hơn 54 triệu đồng/ha/năm...Và 12 mô hình kinh tế trang trại cũng đang trong giai đoạn hình thành. Nghề nuôi ong lấy mật đang dần phát triển mạnh, giúp tăng thu nhập cho bà con đất cồn. Có được thành quả đó là nhờ vào công tác khuyến nông, khuyến ngư được chú trọng. Hội Nông dân thường xuyên phối hợp với huyện, tỉnh mở nhiều lớp tập huấn, năm qua đã mở 8 lớp theo chuyên đề như nuôi tôm càng xanh, kỹ thuật trồng bưởi da xanh, trồng cây rau quả an toàn, xử lý nhãn xuồng cơm vàng vụ nghịch…
Về văn hóa xã hội, có 930/948 hộ gia đình được cấp bằng gia đình văn hóa (chiếm 98,1%), 31,43% hộ được công nhận gia đình thể thao, nước sinh hoạt, hàng rào cây xanh, vệ sinh môi trường, cột cờ…đều đạt chuẩn. Ở vùng đất cồn, việc gia cố, tôn cao đê bao là quan trọng nhất, vì vậy bà con đã tập trung tu sửa các tuyến đê chính. Toàn xã có 8 km đường nội bộ, đã nhựa hóa 1,7 km, các tuyến đường liên ấp đều được rải đá dăm, bơm cát làm nền hướng đến bê-tông hóa. Trường cấp I, II của xã đều là cơ quan văn hóa, xã được c