Đẩy mạnh công tác phòng phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

19/10/2007 - 01:04

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cần triển khai theo hướng “hiệu quả cụ thể”.

Điều khiển phiên làm việc sáng nay 18/10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe báo cáo công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Cần triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong năm 2008. Các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Uỷ ban của Quốc hội cũng cho rằng: Chúng ta đang hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.

Theo báo cáo của Chính phủ từ ngày 1/10/2006 đến 31/8 năm nay, các bộ ngành, địa phương rà soát và phát hiện 441 vụ việc. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 397 vụ với hơn 1.000 bị can. Một số vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, điển hình như vụ Bùi Tiến Dũng và đồng bọn tham ô hơn 3 tỷ dồng trong dự án cầu Bãi Cháy- PMU18; vụ án tại Ban Điều hành Đề án 112; Vụ thủ quỹ Bưu điện Bạc Liêu tham ô hơn hơn 15 tỷ đồng; vụ một số cán bộ văn phòng thị uỷ Vĩnh Long tham ô gần 3 tỷ đồng… Trong số 8 vụ án trọng điểm mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung điều tra thì đến nay đã xử lý được 3 vụ là vụ đất đai Đồ Sơn, vụ Mạc Kim Tôn và vụ Mai Văn Dâu. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì những kết quả đó chỉ mới dừng lại ở mức “đạt được những kết quả quan trọng”.


Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng “Tham nhũng chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, nhưng có một yếu tố quan trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng đó là “quản lý cán bộ, công chức của ta chưa tốt’... Việc giao nhiệm vụ không “đúng người, đúng việc” như trong Đề án 112 được ông Trần Đình Đàn dẫn ra như một ví vụ cụ thể. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và nhiều uỷ viên thường vụ Quốc hội băn khoăn là “ai cũng hô hào chống tham nhũng, nhưng khi hỏi cơ quan, đơn vị mình thế nào thì đều khẳng định là không có”. Hầu hết các vụ tham nhũng đều do báo chí phát hiện hoặc từ đơn tố giác của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy cho đến nay, đây vẫn là một khâu yếu trong phòng chống tham nhũng. Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương cũng đồng tình với nhận định này và cho rằng các cấp uỷ Đảng, người đứng đâù các cơ quan, đơn vị, địa phương phải phát huy hơn nữa vai trò của mình.


Về tình hình thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo Chính phủ nêu rõ những việc đã làm được trong từng lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản cắt giảm được hơn 493 tỷ đồng. Về quản lý, mua sắm, sử dụng thiết bị làm việc, phương tiện đi lại ở các cơ quan đơn vị tiết kiệm gần 60 tỷ đồng… Trong quản lý, trụ sở, nhà làm việc, đất đai và tài nguyên môi trường; quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp cũng có nhiều chuyển biến đáng kể, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Với thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội K’ So Phước cho rằng “Vẫn còn quá nhiều sự lãng phí”, cụ thể là vẫn còn quá nhiều cuộc họp được tổ chức m

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN