 |
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (đứng) làm việc tại Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Ảnh K.O) |
Trong tháng 9 và 10, lãnh đạo Bộ GD-ĐT liên tục có buổi làm việc với các trường ĐH chuẩn bị cho triển khai cuộc vận động "nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội". Mặc dù, các trường đều đồng lòng với chủ trương, nhưng đi vào thực hiện lại "vấp", bởi thiếu cơ sở thực hiện. Chuẩn nào?
GS Trần Tuấn Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải nêu quan điểm: "Hiểu đào tạo theo nhu cầu, nghĩa là xã hội cần nhân lực gì thì trường ĐH phải đáp ứng.
Nhưng thực tế lại mâu thuẫn, doanh nghiệp (DN) là nơi sử dụng sản phẩm đào tạo, thậm chí có sinh viên (SV) nào "ngon" thì DN chọn nhưng lại không có đóng góp cụ thể. Trong khi đó, nhà trường đào tạo, Nhà nước bù kinh phí còn DN hưởng lợi một cách tự nhiên. Do đó, vấn đề cần xem xét là phải có những chính sách ràng buộc trách nhiệm với bên sử dụng nguồn lực...".
Ông Đỗ Đức Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, SV trường ĐH GTVT hoàn toàn thiếu thông tin về những mảng nhân lực còn khuyết, nên định hướng chọn ngành chỉ là điểm chuẩn đầu vào, rất khó có "bức tranh" tổng thể cho việc chọn ngành đúng nhu cầu ngay từ đầu.
Qua khảo sát, hầu hết SV đều có việc làm, có thể đúng hoặc trái nghề, nhưng phải mất thời gian đào tạo lại. Điều đó cho thấy, mặc dù chương trình đào tạo của các trường dựa theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT nhưng còn nặng lý thuyết, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng...
Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) Nguyễn Đăng Bình cho hay, 1 năm về trước, trường đã cử cán bộ đến các DN sử dụng nhiều SV tốt nghiệp của trường để lắng nghe ý kiến góp ý để nâng chất lượng đào tạo.
Kết quả khảo sát cho thấy: 100% SV ra trường đều có việc làm. Thậm chí có những SV còn nợ môn nhưng vẫn xin được việc, ông Bình thông tin.
"Cứ hô đào tạo theo chuẩn