Dịch cúm H5N1 dễ bùng phát mạnh sau Tết

16/02/2008 - 11:06
Gà sống được bán và giết mổ ở rất nhiều chợ. Ảnh: Hoàng Hà.

Bệnh nhân cúm gia cầm người Ninh Bình đã tử vong đêm 14/2. Một cháu bé 7 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng được xác định là nhiễm H5N1. Bộ Y tế cho biết có thể sẽ phát hiện thêm nhiều ca bệnh nữa.

Sau Tết Nguyên đán, miền Bắc liên tiếp phát hiện các ca nhiễm H5N1, 3 trong số 4 bệnh nhân đã tử vong. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trả lời VnExpress về vấn đề này:

- Theo ông, tại sao gần đây các ca H5N1 xuất hiện dày và mức độ trầm trọng như vậy?

- Có nhiều ca cúm H5N1 xuất hiện vì xung quanh dịp Tết, người dân tiêu thụ rất nhiều thịt gà, trong khi công tác kiểm soát việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm chưa được làm tốt. Mặt khác vào mùa lạnh, dịch cúm trên gia cầm phát triển và làm tăng nguy cơ lây sang người. Mặc dù ngành y tế đã tuyên truyền là không ăn gia cầm ốm chết nhưng thực tế các bệnh nhân H5N1 gần đây đều có ăn gà chết.

Các ca bệnh năm 2008 đều nặng, hầu hết tử vong do được phát hiện quá chậm, khi phổi đã tổn thương nặng và nhiều phủ tạng bị suy. Còn về sự biến đổi gene và độc lực của virus thì đến nay chưa có phát hiện nào mới.

- Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người trong mùa xuân này?

- Nguy cơ rất lớn. Hiện nay là dịp đầu xuân, các cuộc liên hoan, tiệc tùng có dùng thịt gà, lẩu gà vẫn rất lớn. Tôi cho rằng trong những ngày tới có thể còn nhiều bệnh nhân được phát hiện.

Hiện H5N1 lưu hành trên gia cầm ở nhiều địa phương. Sự vận chuyển sẽ đưa mầm bệnh từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ đó có thể làm bùng phát dịch ở người. Trong khi đó, sự kết hợp giữa người dân với thú y hiện rất lỏng lẻo. Chẳng hạn với vài bệnh nhân gần đây, gia đình có gia cầm chết đã 5-7 ngày, xung quanh có gà chết cả tháng mà không báo với thú y. Chỉ đến khi phát bệnh, y tế về xử lý mới phát hiện ra.

Cũng vì không biết địa phương có dịch cúm gia cầm nên khi có bệnh nhân, y tế địa phương không nghĩ đến khả năng cúm H5N1 để sàng lọc, hậu quả là bệnh được phát hiện muộn.

- Trước tình hình như vậy, Bộ Y tế đã có những hành động gì?

- Bộ đã có văn bản gửi các tỉnh thành, yêu cầu y tế kếp hợp chặt chẽ với thú y để giám sát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm ốm chết; đồng thời tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng để chữa trị bệnh nhân nếu có. Với những người nhập viện do ho, sốt, cần tìm hiểu xem họ có ăn gia cầm, hay trong vùng có gia cầm ốm chết không.

- Còn đối với người dân, ông có khuyến cáo gì?

- Cần nhất là không dùng gia cầm ốm chết hoặc không rõ nguồn gốc. Thực ra ngay cả những con khỏe mạnh cũng có thể đã nhiễm virus H5N1. Do đó dù địa phương có dị

Theo VnExpress

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN