Dịch tiêu chảy đã đến cấp độ nguy hiểm

11/11/2007 - 07:11
Đặc biệt chú trọng phòng chống tiêu chảy cấp vùng vừa bị lũ lụt ở miền Trung, miền Nam.

  • Khoảng 4.000 người lành tính mang vi khuẩn tả trong người
  • Xem xét việc sử dụng vaccine phòng tả

Trước diễn biến phức tạp của dịch tiêu chảy cấp, hôm qua, 10-11, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Quốc Toản đã ký công văn số 6497 thông báo ý kiến của Thủ tướng về tình hình dịch tiêu chảy cấp tại Hà Nội và một số địa phương lân cận. Theo đó, Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ tình hình thực tế và dự báo về diễn biến của dịch để xem xét và quyết định nội dung thông báo về dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Việc xem xét công bố dịch ở mức độ nguy hiểm cũng là nhằm triển khai các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong bao vây, dập dịch trong thời gian sớm nhất. Thủ trưởng Bộ Y tế chủ trì, thống nhất với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập ngay một số đoàn công tác do đồng chí là thành viên của Chính phủ làm Trưởng đoàn đi kiểm tra đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại một số vùng trọng điểm, đặc biệt chú trọng vùng vừa bị lũ lụt ở miền Trung, miền Nam. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt đối với các tỉnh đã phát hiện bệnh nhân tiêu chảy cấp, phải ưu tiên tập trung chỉ đạo và huy động mọi lực lượng tại chỗ để ứng trực và triển khai đồng bộ mọi biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và dập dịch trong thời gian ngắn nhất; báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch của địa phương về Bộ Y tế trước ngày 15-11 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.

* Ngày 10-11, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trong ngày, các địa phương báo cáo về, vẫn phát hiện hơn 100 trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm. Theo nhận định, dịch bước đầu ổn định ở Hà Nội, nhưng phức tạp ở các địa phương khác, trong đó riêng Hà Tây phát hiện thêm 31 trường hợp (địa phương có số người mắc mới cao nhất). Đáng chú ý, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, có thêm 42 trường hợp mắc tả, nâng tổng số ca mắc tả lên 201 trường hợp.

PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, với số lượng hơn 200 bệnh nhân mắc tả cho tới thời điểm này, có thể khẳng định, đây là vụ liên quan tới đường tiêu hóa phức tạp nhất, với số bệnh nhân mắc tả lớn nhất từ trước tới nay.

Qua điều tra dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vẫn chưa tìm ra được nguồn lây bệnh cụ thể mà chỉ có thể khẳng định, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và vi khuẩn tả vẫn bắt nguồn từ thực phẩm không an toàn và việc ăn uống thiếu vệ sinh của một số người.

Ngoài ra, khi lấy mẫu xét nghiệm ở những nơi bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm và bệnh nhân mắc tả từng ăn uống đã phát hiện trong nước rửa tay, rau sống, thậm chí trên các vật dụng nấu ăn như dao, thớt, thìa, bát đĩa đều có vi khuẩn tả. Theo thống kê, cứ 1 người bệnh tả thì có 20 người xung quanh là người lành mang vi khuẩn. Như vậy, với số lượng người mắc tả như hiện nay thì ít nhất có khoảng 4.000 người đang mang khuẩn tả trong người. Vì vậy nếu không quản lý tốt số người bệnh lành tính nhưng có vi khuẩn tả trong người thì dịch bệnh khó có thể được kiểm soát.

Trước tình hình dịch diễn biến tiếp tục phức tạp, trong ngày, Bộ Y tếâ đã họp xem xét tới việc sử dụng vaccine phòng tả sau gần 3 tuần chống dịch. Có thể trước mắt sẽ tập trung cho người dân ở những vùng có dịch, vùng có nguy cơ cao như một số địa phương ở miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề sau lũ lụt được uống

Theo Vietnamnet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN