Hoạt động ngân hàng hiện đang nóng với những diễn biến trái chiều và ba vấn đề nổi cộm: các ngân hàng thương mại khan hiếm tiền đồng Việt Nam, cung ngoại tệ trong nền kinh tế tăng cao và sức ép dư luận về chống lạm phát từ việc cung ứng tiền ra lưu thông.
Ba vấn đề trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đáp ứng nhu cầu về tiền đồng Việt Nam, cũng như cung ngoại tệ quá lớn và tăng mạnh, thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phải đẩy mạnh mua ngoại tệ vào cung ứng đồng Việt Nam ra lưu thông. Song cung ứng đồng Việt Nam ra lưu thông thì lại gặp phải sức ép của dư luận về chống lạm phát đang tăng cao từ góc độ tiền tệ!
|
Điều hành chính sách tiền tệ cần có chiến lược dài hạn, chủ động hơn. |
Càng về cuối năm và càng đến gần Tết Nguyên đán Mậu Tý, khối lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam càng tăng mạnh, lớn nhất đó là kiều hối.
Theo thống kê trên tờ New York Times, số ra mới đây thì số tiền người Việt Nam chuyển về nước năm 2006 là 6,82 tỷ USD, đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á chỉ sau Philippines (14,8 tỷ USD). Con số này tương đương với 11,21% GDP và tính bình quân mỗi người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2006 là 3.398,42 USD.
Tính chung ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ tư về số tiền gửi về, sau Ấn Độ: 24,50 tỷ USD, Trung Quốc: 21,07 tỷ USD và Philippines. Như vậy với thực tế này, ước tính số tiền người Việt Nam gửi về nước trong năm 2007 sẽ vượt con số 7,5 tỷ USD. Con số kiều hối nói trên vượt xa số liệu do NHNN Việt Nam, cũng như Uỷ ban về người nước ngoài của Việt Nam công bố.
Cũng về thời điểm cuối năm, các NHTM cổ phần và DN cổ phần gấp rút phát hành cổ phiếu mới để hoàn thành kế hoạch năm 2007 về tăng vốn điều vốn lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông biểu quyết nhất trí từ đầu năm. Cổ đông là người Việt Nam ở nước ngoài, cổ đông nước ngoài phải chuyển tiền về Việt Nam để góp vốn. Một bộ phận khác người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về cho người thân vay mượn hoặc đầu tư hộ vào các loại trái phiếu khác nhau.
Bên cạnh đó là tiền từ nước ngoài chuyển về đầu tư vào thị trường trường bất động sản. Một nguồn vốn ngoại tệ quan trọng khác đó là vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam thường sôi động vào cuối năm. Số vốn này bao gồm cả việc mua chứng khoán trên Sở GDCK TP.HCM, Trung tâm GDCK Hà Nội, cả số vốn mua cổ phần trở thành cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của các DN Việt Nam. Các số liệu đã được công bố cho thấy nguồn vốn được các quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư ngoại quốc chuyển vào để đầu tư trên TTCK Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay lên tới 5,0 tỷ USD, có nguồn tài liệu ước tính tới 6,5 tỷ USD.
Tất cả số ngoại tệ đó phải chuyển sang nội tệ, từ là đồng Việt Nam. Song NHNN Việt Nam với tư cách người mua bán cuối cùng can thiệp trên thị trường ngoại