 |
Cơ sở chuyển hóa uranium, Iran |
Một loạt vấn đề "gai góc" nhất của thế giới hiện nay như tình hình
Áp-ga-ni-xtan, chương trình hạt nhân của I-ran, kế hoạch lắp đặt một phần của hệ
thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) của Mỹ ở Đông Âu... là những chủ đề chính
đang được 250 đại biểu từ 50 nước cùng những người đứng đầu các tổ chức quốc tế
thảo luận tại Diễn đàn an ninh quốc tế thường niên diễn ra trong 3 ngày từ
8-10/2 ở thành phố Muy-ních (Munich), thủ phủ bang Ba-va-ri-a (Bavarian) của
Đức.
Tại Diễn đàn, cuộc chiến chống tàn quân Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan được xem là
chủ đề "nổi cộm", thu hút sự quan tâm nhất của các đại biểu do diễn ra trong bối
cảnh Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do NATO cầm đầu ở nước này đang bế
tắc về sách lược chống Ta-li-ban. Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng Thư ký NATO Giáp
Đề Hốp Sếp-phơ (Jaap de Hoop Scheffer) kêu gọi các nước đóng góp thêm quân và
tận dụng tối đa tính linh hoạt trong việc điều động quân đội, đặc biệt tới các
"điểm nóng" ở miền Nam nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Phran-xơ
Giô-dép Giung (Franz Josef Jung) đã bác bỏ đề nghị gửi thêm quân tới miền Nam
Áp-ga-ni-xtan. Tuy nhiên, tạp chí "Tấm Gương" của Đức đưa tin bất chấp sự phản
đối của đa số người dân, Chính phủ Đức đang xem xét khả năng đề nghị Quốc hội
cho phép triển khai thêm 1.000 quân tới Áp-ga-ni-xtan và gia hạn sứ mệnh quân
đội Đức gồm 3.200 binh sỹ ở nước này từ 12 tháng hiện nay lên 15 hoặc 18 tháng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Éc-vê Mô-ranh (Herve Morin) cho rằng
tăng cường hoạt động quân sự là chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng ở
Áp-ga-ni-xtan. Ông tuyên bố nếu muốn đem lại hòa bình và ổn định cho
Áp-ga-ni-xtan, cần tính tới các yếu tố về dân sự, quan điểm của quần chúng, chứ
không thể áp đặt các tiêu chuẩn xã hội kiểu phương Tây cho nước này. Ngày 10/2,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết (Robert Gates) sẽ có bài phát biểu về vấn đề
này, chủ yếu để thuyết phục các nước đồng minh đưa thêm quân tới miền Nam
Áp-ga-ni-xtan.
Về vấn đề vũ khí hạt nhân, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mô-ha-mét En Ba-ra-đây (Mohammed ElBaradei) đã có
bài phát biểu quan trọng, trong đó cho rằng nguy cơ lớn nhất mà thế giới đang
phải đối mặt là từ các nhóm cực đoan sở hữu vũ khí nguyên tử, chứ không phải các
quốc gia hạt nhân mới. Ông cảnh báo thật khó có thể xác định liệu các nhiên liệu
hạt nhân đã nằm trong tay các tổ chức khủng bố hay chưa nếu xét tới hệ thống
kiểm soát hạt nhân quốc tế hiện nay. Ông kêu gọi giảm bớt và kiểm soát tốt hơn
kho vũ khí hạt nhân trên thế giới, đặc biệt là các cường quốc nên đi đầu trong
việc giải trừ các kho vũ khí hạt nhân. Đề nghị này của ông En Ba-ra-đây không đề
cập cụ thể tới Mỹ và Nga, song đây là hai nước có số lượng vũ khí hạt nhân lớn
nhất thế giới.
Liên quan tới chương trình hạt nhân gây nhiều tranh
cãi của I-ran, Tổng Giám đốc IAEA cho biết cơ quan này đang đạt nhiều "tiến
triển tốt đẹp" trong việc hoàn tất các vấn đề còn tồn tại để giải quyết cuộc
khủng hoảng này. Ông đề nghị các nước phương Tây nên khởi động các cuộc đàm phán
trực tiếp với Tê-hê-ran, chứ không nên sử dụng các hình thức trừng phạt và hăm
dọa về quân sự. Theo kế hoạch, ngày 20/2 ông En Ba-ra-đây sẽ công bố báo cáo
điều tra của IAEA về các hoạt động hạt nhân của I-ran.
Về kế hoạch
của Mỹ triển khai một phần NMD tại Séc và Ba Lan, Tổng Thư ký NATO Sếp-phơ đã
bác bỏ khả năng đe dọa của hệ thống này đố