Điều kiện sống được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn
05/09/2008 - 08:40
Pháp lệnh DS đã xác định: chất lượng DS là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ DS. Chất lượng DS bao gồm nhiều mặt song có liên quan và chịu sự tác động của điều kiện sống của xã hội, gia đình. Một nghiên cứu mới đây của Cục DS tỉnh cho thấy những biến đổi căn bản theo hướng tích cực qua khảo sát điều kiện sống trong gần 22.000 hộ gia đình trên địa bàn 100/160 xã phường thuộc 8 huyện, thị.
Hiện nay, gia đình 3-4 thế hệ sống chung trong một mái nhà giảm dần, mô hình gia đình hạt nhân hai thế hệ (cha mẹ và con cái) tăng dần. Qua khảo sát cho thấy 90,8% chủ hộ hoặc chồng (vợ) là chủ sở hữu nhà đất tại nơi hộ gia đình cư trú. Chỉ còn một bộ phận nhỏ (4,3%) cặp vợ chồng không sở hữu nhà đất. Theo tập quán văn minh nông nghiệp -mà Bến Tre là một đại diện, khi con cái lớn lên lấy chồng, lấy vợ ra riêng thì cha mẹ cho một mảnh đất (vườn, ruộng) để lập nghiệp. Quá trình này có mặt tích cực là tạo nền tảng tư liệu sản xuất cho đôi vợ chồng trẻ. Song ở địa bàn dân cư đất chật, người đông, cách chia, xẻ đất đai ruộng vườn này dễ dẫn đến sự manh mún và phân tán tư liệu sản xuất. Ngày xưa chủ yếu kinh tế dựa vào nghề nông, mảnh ruộng, miếng vườn rất quan trọng. Ngày nay xu thế này không còn tồn tại lâu nữa trong xu hướng kinh tế tri thức. Nếu biết kết hợp nguồn tư liệu đất đai dù ít ỏi với tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại và sự nhạy bén năng động thị trường thì khả năng nâng cao thu nhập, mức sống các hội gia đình sẽ tăng.
Vật liệu chính sử dụng phổ biến trong việc làm trần nhà là kim loại (38,9%), xi măng, ngói (17,6%). Trong khi đó số hộ làm trần nhà bằng tranh, tre, nứa, lá thu hẹp dần (36,2%).Đó là những hộ nghèo, cận nghèo hoặc mức sống trung bình rất cần những chính sách xã hội phù hợp để cải thiện kinh tế, nâng cao mức sống. 56,5% nhà có trần làm bằng vật liệu kim loại, xi măng, ngói, tất yếu việc xây móng, tường cũng được làm chắc chắn hơn. Việc kiên cố hóa nhà cửa, hiện đang lan rộng đến các xã vùng sâu, ven biển.
Nhà bếp đối với người phương Đông rất quan trọng bởi đó không chỉ là nơi dành cho việc nấu nướng, ăn uống mà còn là không gian chứa được nếp sinh hoạt tình cảm, tinh thần giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình. Những dụng cụ nấu bếp như kiềng ba chân, bếp đất nung ba chân còn ẩn chứa tâm linh nghĩa vợ tình chồng qua sự tích Táo Quân. Qua điều tra cho thấy 95,1% hộ gia đình có nhà bếp (trong đó bếp riêng 74%, bếp chung 21,1%) và 4,7% hộ gia đình không có bếp. Chất đốt chủ yếu trong các hộ gia đình là củi (80,2% số hộ khảo sát), dầu lửa, gas. Với người dân nông thôn, nhà thường gắn với vườn. Loại chất đốt củi vốn tương đối sẵn có (như vỏ dừa, lá dừa, củi tạp) được sử dụng phổ biến và hầu như chưa được chiết tính vào tài chính chi tiêu trong gia đình. Quá trình đô thị hóa và mức sống tăng dần sẽ thay đổi từng bước thói quen dùng củi làm chất đốt…
Phong trào phát triển giao thông nông thôn góp phần trong việc đi lại nhanh chóng, thuận tiện phục vụ hoạt động đi học, buôn bán, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa của người dân. Loại phương tiện giao thông chủ yếu của các gia đình là xe