Đồi cát Mũi Né được công nhận kỷ lục Việt Nam

25/10/2007 - 10:08
Đồi cát thiên nhiên Mũi Né vừa vào danh sách kỷ lục thiên nhiên Việt Nam. Ảnh: Huyên Phương.

Trên diện tích gần 50 ha, đồi cát Mũi Né tập trung khá nhiều màu sắc và sau mỗi đợt gió lớn, hoặc một ngày đêm thì đồi lại có hình dạng khác hẳn. Kỳ quan này vừa lọt vào danh sách kỷ lục Việt Nam tại tỉnh Bình Thuận

Các nhà khoa học đã chứng minh, hai cơ chế gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã ảnh hưởng đến đồi và gây những biến chuyển địa lý. Mũi Né được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietkings công nhận là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất tại Việt Nam.

Cũng ở Bình Thuận, Vietkings còn chọn được nhiều kỷ lục Việt Nam mới.

Trong đó, có mõ gia trì lớn nhất Việt Nam tại chùa Phật Quang, thành phố Phan Thiết. Mõ cao 0,8 m, ngang 0,92 m, chạm khắc hình kình ngư, một loại cá biển lớn không bao giờ ngủ, tượng trưng cho sự thức tỉnh của con người.

Chiếc mõ lớn nhất Việt Nam. Ảnh Vietkings cung cấp.

Mõ Gia Trì làm bằng gỗ mít, được đặt trong chánh điện của chùa. Chiếc mõ này hợp với chuông Gia Trì tạo thành bộ pháp khí độc đáo, dùng cho việc tế tự.

Lễ hội nghinh Ông Quan Thánh Đế quân lớn nhất Việt Nam, được tổ chức 2 năm 1 lần, tại thành phố Phan Thiết. Đây là nét văn hóa truyền thống của người Hoa ở Bình Thuận. Trong mùa lễ hội, sẽ có một đoàn rước kiệu hộ "ngai" quan thánh cùng hàng nghìn người diễu hành trên các con đường lớn. Ngày hội diễn ra với các tiết mục của hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu cùng con rồng xanh kỷ lục.

Rồng xanh kỷ lục kể trên là rồng diễu hành dài nhất Việt Nam, màu lá cây, dài 49m, được chế tác cách đây hơn 1 thế kỷ. Thân rồng kết chính bằng mây, tre, phủ vải, đầu rồng làm bằng giấy.

Con rồng xanh bằng mây tre dài nhất Việt Nam. Ảnh Vietkings cung cấp.

Con rồng này hiện lưu giữ tại Quan thánh đế Miếu của thành phố Phan Thiết và là linh vật duy nhất được đưa vào lễ diễu hành nghinh Ông, với khoảng 120 thay phiên nhau khênh rồng.

Bãi đá Cổ Thạch có hình dạng - màu sắc đa dạng nhất, được xác định tại một phần biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.

Do tác động của thủy triều, nước biển..., đá liên tục được đẩy từ lòng biển lên bờ, mang hình dạng, hoa văn và sắc đen, xám, trắng đến vàng, nâu, tím, xanh, lam...

B

Theo VnExpress

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN