Đôi nét về hiền nội của Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

25/09/2007 - 11:07

Như chúng ta đã biết tài ba xuất chúng, trác tuyệt của Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu qua các tác phẩm như  “Lục Vân Tiên”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”, “Văn tế nghiã sĩ Cần Giuộc”… Song người hiền nội của Cụ là bà Lê Thị Điền có lẽ ít người biết đến sự đóng góp của bà cho sự nghiệp văn chương vô giá kia của Cụ, cùng chiến công trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và những cống hiến khác cho xã hội lúc bấy giờ. Người viết xin có đôi nét khái quát về người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, kiên trung ấy.

Bà Lê Thị Điền, sinh năm 1835 tại làng Mỹ Lộc, Cần Giuộc, Long An. Cha mẹ mất sớm, bà được anh trai là Tăng Quýnh, nuôi dạy, cho ăn học tử tế. Anh bà là học trò của Cụ Đồ Chiểu. Dù tài sắc vẹn toàn, rất nhiều người quyền thế đến cầu hôn, nhưng bà đều từ khước. Sau đó vì cảm kích, nễ trọng trước đức độ, tài ba của Cụ Đồ Chiểu, bà đã nhân lời của Cụ cầu hôn. Bà là người phụ nữ rất mực yêu chồng, thương con. Không những bà tận tụy dạy con cái về đạo lý ở đời, bà còn dạy học chữ của thánh hiền. Chính trong quá trình một đời làm mẹ tận tụy nên bà có những người con tên tuổi như nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, chủ bút tờ báo Nữ giới chung”. (Tiếng chuông nữ giới). Tờ báo đầu tiên  Nam kỳ. Rồi ông Nguyễn Đình Chiêm, tác giả của các tuồng hát “Nam Tống Thanh”, “Phấn Trang Lầu”. Đối với chồng bà là người vợ hiền thục, tận nghĩa tận tình. Bà còn là cánh tay đắc lực của Cụ Đồ Chiểu, hằng ngày bà giúp Cụ mài mực, xếp giấy cho công việc viết văn của chồng. Hơn thế nữa, chính tay bà thay chồng viết lại những áng thơ văn bất hủ do Cụ Đồ sáng tác. Như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”… Ngoài ra bà còn hiệu đính nhiều cho chồng để nâng giá trị nghệ thuật, tư tưởng hơn. Từ những tác phẩm của Cụ Đồ có công sức, trí tuệ của bà, nên người đời cho rằng bà là đôi mắt sáng của Cụ cũng là đều xứng đáng vậy.

 

Việc chồng con là vậy, bà còn canh cánh bên lòng chuyện thời cuộc, xóm làng. Hồi còn ở Cần Giuộc bà đã góp công lớn trong trận đánh đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình, do Bùi Quang Diệu chỉ huy vào đêm giữa tháng 12 năm 1861. Bà đã hiến kế đánh trận này bằng “Chiến thuật trái mù u”. Bà cất công nhiều ngày bơi xuồng đi vớt trái mù u cung cấp cho nghĩa quân, rãi dọc theo đường. Bọn giặc hành quân qua, vì mang giày, chúng đạp trượt, té nhào. Quân ta mai phục sẵn hai bên đường xông ra chém giết, giật súng. Trận ấy tên trung úy Vial và một số tên lính khác đã đền tội. Thừa thắng xông lên, quân ta đốt nhà dạy đạo và nơi xưng tội của địch.

 

Ngoài ra bà Điền còn làm rất nhiều việc nghĩa để giúp xóm làng. Ngày ngày nhìn thấy bà con rơi vào cảnh bệnh tật vì sinh hoạt nguồn nước ngoài biển chảy vào, bà không thể yên tâm. Từ đó bà đứng ra vận động, tập hợp dân làng đào ao lấy nước ngọt để dùng, mong tránh những bệnh đường ruột, bệnh nhiễm trùng khác. Để tưởng nhớ đến công ơn bà, dân làng Tân Thạnh, Cần Giuộc thống nhất lấy tên bà đặt cho tên ao.

 

Từ tâm hồn đôn hậu, tấm lòng đạo nghĩa tận trung của đạo làm vợ của bà Điền đã ít nhi

Phạm Bội Anh Thuyên

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN