 |
Ông Lâm Hữu Phước thường xuyên quét dọn hai bên đường Tổ NDTQ 6A. |
Thời gian qua, các gia đình văn hóa (GĐVH) đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đối với xã Nhơn Thạnh, việc xây dựng và nâng chất GĐVH trở thành “người bạn” đồng hành hữu ích của phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên, an ninh trật tự được ổn định.
Góp phần
xây dựng nông thôn mới
Mục đích của xây dựng GĐVH là đưa văn hóa vào
các mặt cuộc sống như việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, ứng xử giao tiếp, lao
động sản xuất… Để gia đình trở thành pháo đài đẩy lùi những tác động tiêu cực đến
từ xã hội thì việc quy định đạt danh hiệu GĐVH ở Bến Tre cần thực hiện tốt 3
tiêu chuẩn: “Gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào của địa phương”;
“Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng
đồng”; “Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh đạt năng suất cao và công tác, học
tập đạt chất lượng, hiệu quả tốt”. Trong đó, có nâng cao, bổ sung một số tiêu
chí mới để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong giai đoạn mới. Nâng chất
GĐVH là một trong những tiền đề giúp xã Nhơn Thạnh hoàn thành 15/19 tiêu chí
NTM và tiếp tục phấn đấu thực hiện thành công 4 tiêu chí về giao thông, nhà ở
dân cư, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường trong năm 2016.
Việc thực hiện và nâng chất GĐVH thời gian
qua ở xã Nhơn Thạnh đã mang lại nhiều ích lợi. Cụ thể, trong năm 2015, tình
hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tương đối ổn định, không xảy ra tội phạm
nghiêm trọng, tệ nạn xã hội được kéo giảm 11/20 vụ, giảm 9 vụ so với năm 2014.
Hằng tháng, cán bộ và nhân dân ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, xung quanh
nhà ở. Trên 95% gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hằng năm, Đảng bộ, chính
quyền và MTTQ đều được xếp loại vững mạnh. 6/6 ấp duy trì tụ điểm văn hóa gia
đình và phong trào sinh hoạt câu lạc bộ, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao quần chúng.
Thúc đẩy
kinh tế phát triển
Ban chỉ đạo giảm nghèo phân công các thành
viên phụ trách hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có điều kiện phát triển
kinh tế, xóa nghèo bền vững như: giới thiệu vay vốn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật;
phát động hội viên Hội Nông dân và nhân dân đóng góp quỹ hỗ trợ nông dân để
giúp đỡ nhau về vốn hoặc cây giống, con giống, phương tiện và công cụ sản xuất;
hướng dẫn các hộ dân tham gia các mô hình kinh tế hợp tác (đan giỏ, trồng bưởi…).
Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã là 31 triệu đồng/năm.
Ông Lâm Hữu Phước ngụ ấp 2B, xã Nhơn Thạnh là
giáo viên, gia đình có hai con, cho biết: “Hằng tháng, 18 hộ ở Tổ nhân dân tự
quản 6A của chúng tôi đi họp khá đều đặn để nghe tuyên truyền về chính sách của
Nhà nước. Các hộ tích cực tham gia thực hiện nhiều cuộc vận động như xây dựng
nhiều tuyến đường mới, trồng hoa ven đường, vệ sinh môi trường, đổ rác đúng
nơi… Trong gia đình, mỗi người luôn tôn trọng nhau và làm tốt bổn phận của
mình”.
Thiết nghĩ, việc xây dựng GĐVH đúng chuẩn sẽ
phát huy được sự tích cực, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia
đình và xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, văn minh đô thị trên quê
hương.